Dự báo xu thế CNH,HĐH trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 59 - 60)

2003 2004 2005 2006 1.Số người cần giải quyết việc làm 37700 38300 40897 4

3.1.Dự báo xu thế CNH,HĐH trong những năm tớ

Hiện nay, thành phố Hà Đông của tỉnh đang được xem xét quy hoạch sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Khi sáp nhập sẽ làm dân số của tỉnh giảm mạnh, đồng thời cũng làm cho thu nhập bình quân đầu người giảm đáng kể do hiện nay Hà Đông là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh, ở đây tập trung một lượng lớn lao động hoạt động trong các ngành nghề kinh tế. Tuy vậy, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình CNH, HĐH ở Hà Tây. Mặt khác, nó còn có thể trở thành động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH diễn ra nhanh mạnh hơn, đưa kinh tế - xã hội Hà Tây phát triển. Tuy nhiên quá trình CNH, HĐH này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau và nó sẽ tác động theo hai hướng tích cực và tiêu cực đến bản thân đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thứ nhất: Tác động tích cực

Khi nhìn nhận quá trình, CNH, HĐH ở trên địa bàn tỉnh khi đuợc nhìn nhận trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước như một hệ thống phát triển đồng bộ và toàn diện sẽ giúp chính quyền tỉnh tận dụng tối đa những lợi thế của CNH, HĐH chủ động tạo điều kiện phát triển nâng cao đời sống dân cư đi đôi với đóng góp hơn nữa cho GDP của cả nước. Sự gia tăng CNH, HĐH trong những năm tới sé thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ đồng thời đặt ra trong quy hoạch phát triển việc tăng yêu cầu sử dụng các công cụ quản lí, các chính sách và chính sách quản lí và hạng mục đầu tư phát triển xã hội cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển năng động các thành phần kinh tế, phát triển hợp tác giữa các cộng

đồng dân cư với các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân.

Thứ hai: Tác động tiêu cực

Quá trình CNH, HĐH trong tương lai cũng sẽ đặt ra cho Hà Tây nhiều thách thức mới, đặc biệt là thách thức trong vấn đề di dân, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động khi Hà Tây tiếp tục triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới. Dẫn đến tình trạng nhiều lao động nông nghiệp mất việc làm, nhiều người không tìm được hướng đi cho mình khi gia đình họ không có nghề phi nông nghiệp nào khác. Số tiền họ nhận được qua việc đền bù đất đai trong nhiều trường hợp không được sử dụng một cách có hiệu quả. Hoạt động dịch vụ, thương mại và sản xuất thủ công nghiệp ở tỉnh còn chưa thực sự phát triển. Hơn nữa, trên địa bàn lao động nông nghiệp chưa qua đầo tạo còn chiếm tỉ lệ lớn. Trong khi tình hình thu hồi đất lại diễn ra rất phức tạp và nhanh chóng. Điều đó đã kiến cho lao động nông nghiệp gặp nhiều khó khăn để ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

Biểu 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010

Các chỉ tiêu ĐVT 2006 2010

Tăng trưởng bình quân thời kì 2006 - 2010

(%) 1. Dân số trung bình người1000 2549,7 2650 0,97 2. Thu nhập bình quân

người/tháng

1000

đồng 796 1062 8.35

3. Số người có việc làm người1000 1304 1366 1,17 4.Tỉ trọng lao động nông, lâm,

thuỷ sản % 59,7 46,1 -

5. Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới % 11,85 5,00 -

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 59 - 60)