Quá trình công nghiệp hóa ở Hà Tây

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 37 - 41)

2.2.1.1. Quá trình cơ giới hóa

Cơ giới hoá ở Hà Tây được thực hiện theo hướng kết hợp giữa cơ khí nhỏ và cơ khí lớn trong đó cơ khí nhỏ là chủ yếu. Máy móc trang bị cho nền kinh tế thời gian đầu phần lớn là được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…Về sau với hệ thống cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tương đối phát triển, tỉnh đã tự sản xuất, chế tạo ra nhiều loại máy sản xuất như máy bơm nước, đập lúa, xay xát; máy kéo 2 bánh đơn giản kiểu IRRI, Thái Lan,… và bán thẳng cho nhân dân trong tỉnh không qua trung gian.

Đến nay, công nghệ sản xuất trên đồng ruộng đã được cơ giới hoá 60% khâu làm đất, 50% khâu tưới nước, 75% khâu phun thuốc trừ sâu, 90% khâu đập tuốt lúa và sấy hạt 10%. Thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện để chi phí lao động làm 1ha lúa của Hà Tây giảm từ 1103 giờ công năm 1999 xuống còn 496 giờ công năm 2005. Chi phí sản xuất ra một tạ thóc giảm từ 60 giờ công xuống còn 23 giờ công.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hà Tây cũng đã thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng nhiều máy móc, công nghệ mới góp phần làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất. Một trong những điển hình có thể kể đến ở tỉnh là xã Hoà Xá (huyện Ứng Hoà) với nghề dệt vải truyền thống. Trong xã có 85% số gia đình có máy dệt, trong đó 440 hộ chuyên và 200 hộ kết hợp với làm nông nghiệp, nhiều hộ có 2 máy, thâm chí có hộ còn có 3 – 4 máy dệt. Mỗi máy dệt được 1000 – 1500 mét vải màn/ tháng. Cả năm xã Hoà Xá dệt được 12 -15 triệu mét vải màn, nâng giá trị sản lượng từ nghề dệt của xã lên nhiều lần, chiếm 65% trong tổng giá trị sản

phẩm của xã.

Tuy vậy, nếu xét về tổng thể thì việc cơ giới hoá nông nghiệp nói riêng và cơ giới hoá nền kinh tế nói chung tiến triển chậm, trong đó nguyên nhân chính là diện tích lô thửa của nông hộ quá nhỏ, manh mún và không bằng phẳng. Hiện Hà Tây có khoảng 60% số lô thửa ruộng rộng 0,1 - 0,5ha; số hộ có diện tích đất nông nghiệp 0,2 - 0, 4ha chỉ “đếm trên đầu ngón tay”; bình quân một hộ có tới 9, 5 thửa ruộng nằm phân tán, rải rác nhiều nơi. Với diện tích ruộng quá nhỏ thì không chỉ máy gặt mà tất cả các loại máy móc từ làm đất, gieo cấy đến thu hoạch... đều khó xoay xở. Tỉnh đã có giải pháp dồn điền đổi thửa để dễ áp dụng cơ giới hoá nhưng việc này triển khai còn chậm và gặp rất nhiều trở ngại.

Ngoài ra, giá thành và công nghệ của máy móc thiế bị cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình cơ giới hoá ở Hà Tây. Hiện nay, máy do nông dân tự chế có giá rẻ, dễ sử dụng, đặc biệt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nhưng do tận dụng nguyên liệu thừa, cũ nên dễ bị hỏng hóc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, phụ tùng thay thế không đồng bộ… Trong khi đó, các loại máy có công nghệ tiên tiến, hiện đại thì giá thành lại rất cao và hầu như chưa có tiêu chuẩn quy định rõ ràng,… chưa kể đến hiệu suất sử dụng không đáp ứng nhu cầu, chế độ hậu mãi, bảo dưỡng thông qua các đại lý, cửa hàng còn kém,.. khiến người dân không mấy mặn mà.

2.2.1.2. Quá trình thuỷ lợi hóa

Các công trình thủy lợi của tỉnh Hà Tây được đầu tư xây dựng từ năm 1997. Thời kì đầu tất cả các công trình đều có nhiệm vụ chung là phục vụ tưới, tiêu cho nông nghiệp. Về sau cùng với việc thực hiện CNH,HĐH các công trình thủy lợi ngoài nhiệm vụ tưới, tiêu cho cho nông nghiệp còn có thêm nhiệm vụ là tiêu, thoát nước cho công nghiệp và khu dân cư đô thị.

tốt, bao gồm:

* Công trình tưới tiêu: gồm có 7 hệ thống đại thuỷ nông là Suối Hai, Phù Sa, Đồng Mô, Đan Hoài, La Khê, Hồng Vân, sông Nhuệ và vùng độc lập là Chương Mỹ, Mỹ Đức; 12 hồ đập chứa nước có dung tích từ 1 – 62 triệu m3; một hệ thống lấy nước tự chảy từ sông Hồng qua cửa Liên Mạc cung cấp nước tưới qua hệ thống sông Nhuệ; bốn cống lấy nước trực tiếp từ sông Hồng có lưu lượng mỗi cống từ 5 – 10 m3/s; 529 trạm bơm điện tưới, tiêu nước với 2.333 máy các loại.

* Hệ thống kênh mương: có tổng chiều dài là 5.548 km với 669,4 km kênh chính. 1.374 km kênh cấp 2 và 3.475 km kênh nội đồng.

* Đê điều, kè cống: Hà Tây có 600 km đê trong đó có 299 km đê chính chống lũ thượng nguồn, lũ rừng ngang và 300 km đê bối, đê bao, đê nội đồng sông Nhuệ.

Trong công tác quản lý hệ thống thuỷ lợi, tỉnh đã thực hiện giao cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý 7 hồ chứa nước có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên. Công tác thu thuỷ lợi phí trong năm 2007 cũng đã thu được khoảng 7.500ha. Đóng góp một phần đáng kể vào nguồn kinh phí khắc phục sửa chữa nhỏ các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng. Đồng thời, tỉnh cũng đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi, kết quả đã huy động được 262.000 ngày công lao động công ích, giá trị ước tính đạt 4,8 tỷ đồng. Nhờ làm tốt công tác quản lý sử dụng nước tiết kiệm, kết hợp với phát động và duy trì tốt phong trào toàn dân làm thuỷ lợi, nên công tác thuỷ lợi đã chủ động cấp nước đảm bảo tưới chủ động cho lúa 2 vụ hàng năm khoảng 43.000ha, tưới cho cây màu các loại khoảng 10.000ha, tạo nguồn và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 300.000 người dân.

Tây quan tâm thực hiện tốt, góp phần quan trọng nâng cao năng suất sản lượng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác tiêu, thoát nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân còn nhiều tồn tại, hạn chế. Hầu hết các khu dân cư và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có được hệ thống thoát nước thải đủ tiêu chuẩn, chỉ cần có mưa nhỏ là nước thải hoà cùng nước mưa đã ngập lênh láng ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nói riêng và môi trường sống nói chung. Tỉnh cần sớm có biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này.

2.2.1.3. Quá trình điện khí hoá

Mạng lưới điện của Hà Tây phát triển khá sớm, tồn tại đến nay đã cũ và được chắp vá rất nhiều. Trong những năm 1996 – 2000 Hà Tây đã xây dựng 88 km đường điện từ 10 – 15 kv. Giai đoạn 2001 – 2005 ngành điện lực tỉnh đã đầu tư, nâng cấp mạng lưới với 2 nguồn trạm 220 kv, 8 nguồn trạm 110 kv. Về cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất, Hà Tây đã phủ kín số xã trên địa bàn tỉnh có điện, số hộ nông thôn được sử dụng điện đạt trên 99%, bình quân mức tiêu thụ điện là 200 kw/người/năm. Trong cơ cấu điện tiêu thụ toàn tỉnh thì 50% phục vụ cho sản xuất còn 50% phục vụ sinh hoạt và công cộng. Điện cho sản xuất chủ yếu phục vụ cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ. Nhìn chung, đến nay chất lượng điện năng ở Hà Tây đã được cải thiện, công suất các trạm biến áp được đầu tư nâng cấp đáng kể, tổn thất điện năng lưới điện hạ thế giảm dần. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho ngành điện còn hạn chế, tỉnh chưa phát huy được thế mạnh gần nguồn điện quốc gia thuỷ điện sông Đà để cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.2.1.4.Quá trình sinh học hoá và hoá học hoá

Trong những năm qua, ngành sinh học và công nghiệp hoá chất Hà Tây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và triển khai áp dụng, góp phần phát triển nông nghiệp. Không chỉ các giống cây tốt như lúa

lai, ngô lai, lạc, đậu tương, rau, cây ăn quả,… mà cả các giống vật nuôi tốt như gà công nghiệp, lợn nhiều nạc, bò thịt, bò sữa,… đều được nông dân đưa vào sử dụng rộng rãi. Cùng với các giống cây trồng và vật nuôi, các loại vật tư kĩ thuật như phân hoá học các loại, phân vi sinh, thuốc trừ sâu, thuốc thú y cũng đã trở nên quen thuộc đối với nông dân các vùng từ miền xuôi đến miền núi. Nhờ đó năng suất của cây trồng vật nuôi được tăng lên đáng kể, nhiều nơi đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh, các trang trại chăn nuôi lớn có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 37 - 41)