Khai thác và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 72 - 76)

2003 2004 2005 2006 1.Số người cần giải quyết việc làm 37700 38300 40897 4

3.3.7. Khai thác và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với dịch vụ du lịch.

vụ du lịch.

Hà Tây là tỉnh có thế mạnh về các ngành nghề truyền thống. Hiện, tỉnh đã xây dựng được 9 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Trong những năm qua, Việc khai thác, xây dựng mô hình "du lịch làng nghề" này không chỉ có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu, các làng nghề còn tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp của tỉnh. Đồng thời cũng góp phần bảo tồn những làng nghề có nguy cơ bị mai một như nghề làm Tò He ở Phú Xuyên, nghề múa rối cạn ở thị trấn Tế Tiêu

Song bên cạnh những cái được, các làng nghề trong tỉnh vẫn tồn tại một số bất cập như: ô nhiễm môi trường, rác thải, mặt bằng sản xuất, hiện tượng phát triển tự phát, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu thông tin và vốn...

Bởi vậy, tỉnh cần tập trung khai thác lợi thế, hạn chế các mặt chưa được để phát huy mặt tích cực của mô hình này trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Theo đó, Hà Tây cần xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, trong đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Giải pháp mang tính tổng thể là các ngành, địa phương phải triển khai xây dựng đề án phát triển làng nghề, làng có nghề theo quy hoạch cụ thể cho từng làng của địa phương mình, từ đó phân công, phân cấp triển khai thực hiện. Tỉnh cần điều hành để tăng cường Quỹ khuyến công, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng. Chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở các cụm, điểm công nghiệp để tạo thêm mặt bằng sản xuất cho các gia đình, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường. Về tổ chức quản lý, tiếp tục hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hạt nhân cho các làng nghề thực hiện công việc truyền nghề, nhân cấy nghề, đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý; đồng thời tổ chức thành lập hiệp hội ngành nghề cấp tỉnh, các cụm liên hợp làng nghề; nghiên cứu thí điểm và nhân rộng mô hình công ty cổ phần hoặc hợp tác xã dịch vụ tổng hợp để bao quát hoạt động sản xuất nông nghiệp và xúc tiến thương mại - du lịch, hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm... ở các làng nghề, làng có nghề. Ngoài ra, cần tăng cường chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, huy động mọi nguồn lực cho lĩnh vực này, nhất là ở vùng thuần nông. Mặt khác, tỉnh cũng cần tận dụng sự giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tạo điều kiện cho kinh tế làng nghề có bước phát triển cao hơn, hiệu quả và bền vững hơn trong thời kỳ hội nhập.

3.3.8.Đẩy mạnh việc tập huấn và chuyển giao khoa học công nghệ cho lao động nông nghiệp

Nhu cầu việc làm của người lao động là vấn đề cả xã hội quan tâm. Để có việc làm ổn định, năng suất chất lượng lao động cao, con người phải trải

qua quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức. Vấn đề chuyển giao công nghệ, nâng cao tay nghề cho người nông dân và con em nông dân đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên chuyển giao công nghệ gì, chuyển giao như thế nào để phù hợp với trình độ, đáp ứng được nguyện vọng của người nông dân là vấn đề hết sức quan trọng, nó không những giúp người nông dân có thể áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tăng năng suất lao động mà còn giúp họ có những kiến thức, hiểu biết về các công nghệ mới áp dụng vào phát triển mở rộng các ngành nghề mới.

Bản chất của người nông dân là cần cù, chịu khó lao động. Việc tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân cần qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công giúp họ hiểu sâu và kĩ hơn về các tiến bộ khoa học áp dụng nó vào trong sản xuất. Nên xây dựng và tổ chức cho người lao động tham quan các mô hình sản xuất để từ đó họ tự tìm ra cho mình hướng sản xuất kinh doanh riêng. Đây là hình thức truyền tải gần gũi, sinh động, đến với người dân nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đối với con em nông dân là chủ nhân trong tương lai của xã hội cũng cần quan tâm, tạo điều kiện được học hành, tiếp thu khoa học kĩ thuật,…

Có thể nói, việc nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ cho người nông dân để họ áp dụng vào sản xuất, tìm kiếm việc làm và mở rộng ngành nghề là cần thiết. Tuy nhiên, để có được kĩ năng, trình độ, từ đó có việc làm tốt thì phải xuất phát từ bản thân người lao động, họ phải có ý trí, quyết tâm tự học hỏi, tự nâng cao khả năng của mình. Các cấp chính quyền và đoàn thể chỉ đóng vai trò tạo điều kiện, giúp họ nhận thức đúng, đầy đủ, khuyến khích họ vươn lên chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong sự cạnh tranh nghiệt ngã của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân sẽ vấp ngã trong hoạt động kinh tế song từ đó họ sẽ tìm ra được những bài học và kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh.

KẾT LUẬN

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ trong gần hai thập kỉ qua đã góp phần tạo nên những bước phát triển vượt bậc, đưa Hà Tây từ một tỉnh với xuất phát điểm thấp trở thành tỉnh có khả năng hấp dẫn đầu tư đứng thứ 12 trong cả nước. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. Các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục và phát triển với nhiều sản phẩm được ưa chuộng trong cả nước. Các thế mạnh về du lịch cũng được khai thác ngày một hiệu quả. Nhờ đó, lao động nông nghiệp có điều kiện chuyển dần sang các ngành nghề khác, thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn được cải thiện từng bước tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa diễn ra ở tỉnh cũng dẫn đến một tất yếu là diện tích đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp đẩy một bộ phận lao động nông nghiệp đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp. Trong khi đó vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng thu hồi kéo dài, gây chậm tiến độ thực hiện các dự án. Vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động nông nghiệp bị mất đất lại càng trở nên cấp thiết hơn. Các vấn đề như môi trường, văn hoá, an ninh trật tự,… cũng phức tạp hơn, không thể giải quyết một sớm một chiều. Đòi hỏi cần phải có dự phối hợp, nỗ lực của toàn dân, toàn xã hội.

Đứng trước thực trạng đó, các cấp chính quyền tỉnh cần xây dựng quy hoạch phát triển cụ thể, từ đó đưa ra hệ thống các chính sách đồng bộ nhằm phát huy lợi thế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời người dân, đặc biệt là người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tự ý thức, chủ động thích nghi với điều kiện mới, tìm ra cho mình một hướng đi phù hợp không ỷ lại, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w