Mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hướng nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 67 - 68)

2003 2004 2005 2006 1.Số người cần giải quyết việc làm 37700 38300 40897 4

3.3.3 Mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hướng nghiệp cho người lao động

vụ và hướng nghiệp cho người lao động

Như phân tích ở trên, hiện nay chất lượng nguồn lao động trong tỉnh còn thấp, nhất là đội ngũ lao động bị mất đất. Vì vậy tổ chức đào tạo nghề cho lao động là việc làm cần thiết và cần thực hiện phối kết hợp cả hai hình thức đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn.

Đối với lao động nông nghiệp, đào tạo dài hạn nhằm trang bị cho họ kiến thức và kĩ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, tạo cho họ có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp. Giúp họ thích nghi được với cơ chế thị trường, có thể chuyển đổi nghề trong nhóm nghề có liên quan, có năng lực để vươn lên đạt trình độ cao hơn. Trong công tác đào tạo dài hạn cần đặc biệt chú trọng tới tầng lớp thanh niên ở vùng bị mất đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các khu chế xuất và khu công nghiệp.

Đào tạo ngắn hạn là công việc cần thực hiện sớm nhằm giải quyết việc làm trước mắt trong lao động nông nghiệp. Với phương thức đào tạo này, chương trình, nội dung hẹp hơn với thời gian đào tạo từ 3 tháng đến 1 năm và thường được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề, các khoá đào tạo của doanh nghiệp, kèm cặp trong sản xuất, dạy nghề truyền thống do nghệ nhân và lao động lành nghề của các hộ gia đình thực hiện.

Để làm tốt công tác đào tạo nghề của tỉnh thời gian tới trước hết phải: - xây dựng được kế hoạch đào tạo cho lao động nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh.

- Mở rộng mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho lao động nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia học nghề.

- Tăng cường năng lực cho cơ sở dạy nghề thông qua việc xây dựng các chương trình dạy nghề thích hợp cho lao động nông nghiệp, huy động vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên.

- Có những chính sách khuyến khích cho những người dạy và học nghề như hỗ trợ về tài chính và sau này trong thời gian đầu đi vào sản xuất kinh doanh có thể ưu đãi về thuế,…

- Cần củng cố hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho lao động khu vực nông nghiệp nói riêng và lao động khu vực công nghiệp hoá hiện đại hoá nói chung.

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w