Hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 68 - 71)

2003 2004 2005 2006 1.Số người cần giải quyết việc làm 37700 38300 40897 4

3.3.4.Hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm

trong việc giải quyết việc làm

Thực tế cho thấy ở nước ta nói chung và Hà Tây nói riêng vốn luôn là một nguồn lực hạn chế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn, đặc biệt là trong nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tạo việc làm đầy đủ cho người dân.

Trong huy động vốn, có thể huy động vốn cho sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn từ rất nhiều nguồn như: hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân,…

Trong những năm qua hệ thống ngân hàng và tín dụng nhân dân đã cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn với khối lượng lớn, doanh số cho vay hàng nghìn tỷ đồng. tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Việc cung ứng vốn cho CNH,HĐH còn hạn chế đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động. Do vậy để công tác hỗ trợ vốn cho sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn được hiệu quả hơn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tạo việc làm như vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ người dân, Ngân hàng phục vụ người nghèo,…

- Thực hiện xã hội hóa hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động, các ngân hàng phải thực sự làm tốt việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở, chính quyền địa phương. Tập trung cho vay theo các chương trình dự án đầu tư phát triển ngành, vùng; cho vay để mở mang sản xuất, ngành nghề, hỗ trợ để hộ trở thành trung tâm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng.

- Phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân từ trung ương đến địa phương, mở rộng số lượng thành viên của các quỹ tín dụng tại cơ sở để có thể hỗ trợ về vốn cho các thành viên tránh tình trạng quy mô vốn vay nhỏ lẻ.

- Đa dạng hóa các phương thức cho vay: từng lần, hạn mức tín dụng, thấu chi, thẻ tín dụng, đồng tài trợ, hạn mức tín dụng dự phòng, dự án đầu tư… áp dụng phương pháp cho vay phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân,…đối với các hộ cần nghiên cứu mở rộng phương thức cho vay theo mô hình kinh tế tổng hợp, vay lưu vụ.

- Tăng hình thức cho vay không cần tài sản thế chấp, cho phép các ngân hàng được chủ động lựa chọn tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản thế chấp, trên cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ mà ngân hàng ra quyết định có bảo đảm hay không bảo đảm bằng tài sản để cho vay.

Bên cạnh các chính sách huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, tỉnh cũng cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người dân, đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn vốn có được do đền bù đất thu hồi. Đây có thể nói là một nguồn vốn, thậm chí là vốn lớn cho các hộ. Tuy nhiên, các hộ này vẫn chưa thực sự biết làm ăn, kinh doanh. Ở một số nơi sau khi nhận tiền

đền bù người lao động dùng vào chi phí ăn tiêu, một thời gian sau lại rơi vào cảnh nghèo đói. Do đó vấn đề đặt ra là cần có giải pháp, chính sách quản lý số vốn này, hướng dẫn họ vào việc làm đảm bảo cho cuộc sống. Cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Cần tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn cho người lao động, làm cho họ hiểu nên dùng tiền đền bù vào công việc gì có lợi, tránh tình trạng sử dụng vào ăn chơi, tiêu xài trước mắt.

- Khi xây dựng kế hoạch đền bù cho từng hộ cần yêu cầu họ xây dựng các dự án, các chương trình kế hoạch đầu tư tạo việc làm hoặc đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong trường hợp không có chương trình kế hoạch thì nên chi trả cho họ theo một tỷ lệ nhất định, phần còn lại gửi vào ngân hàng, để họ hưởng lãi từ ngân hàng. Tuy nhiên đây là việc hết sức khó khăn, bởi lẽ nếu không khéo sẽ dẫn đến sự phản đối của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải phóng mặt bằng.

3.3.5.Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động còn lại trong khu vực nông nghiệp

Trong quá trình CNH,HĐH đất đai được ưu tiên cho việc xây dựng, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy vậy trong tỉnh vẫn còn diện tích cho sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất bị thu hẹp nhiều, diện tích bình quân trên đầu người thấp, vần đề đặt ra cho tỉnh là phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp.

Để làm được điều này cần thúc đẩy chuyển dần cơ cấu kinh tế hiện nay sang cơ cấu tiến bộ hơn: tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, trong nội bộ ngành trồng trọt chuyển dần cây lương thực có giá trị thấp sang những cây có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao hiệu quả lao động, khắc phục tình trạng thời gian làm việc không sử dụng hết. Việc chuyển dần cơ cấu kinh tế trong nội bộ

khu vực này sẽ tạo ra tiền đề để tiến hành phân công lại lao động tại chỗ, tạo ra việc làm đầy đủ hơn cho người lao động.

Việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển trong từng thời kì qua đó xác định đầu tư, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, hoa, cây cảnh,…Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương, các tổ chức đoàn thể để đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật giúp cho nông dân đầu tư sản xuất, tạo thành vùng chuyên canh có giá trị hàng hoá lớn. Các khu vực đã chuyển đổi cơ cấu nên có quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thuỷ lợi, ...

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 68 - 71)