Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 97)

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vận tải biển container đã rất nỗ lực dựa vào các nguồn lực sẵn có và tận dụng những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nƣớc để phát triển. Thực tế các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và trở ngại. Đó là việc thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh, một hệ thống chính sách phát triển cần thiết; điều kiện cơ sở hạ tầng còn nghèo, chƣa có các cảng nƣớc sâu, cảng container, thiếu nguồn lực ngành, thiếu đội tàu container, …Vì vậy để khai thác hiệu quả, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập cần giải quyết đƣợc các trở ngại đó. Sau đây là các giải pháp cụ thể.

3.2.1.1. Đẩy mạnh đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển container chuyên dụng

Đội tàu container là là cơ sở vật chất quan trọng nhất của doanh nghiệp vì hoạt động khai thác tàu làm ra sản phẩm vận tải, đem lại nguồn thu chủ lực cho doanh nghiệp vận tải biển. Do vậy khối lƣợng hàng hóa vận tải chiếm tỷ trọng cao là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển mở rộng thị trƣờng, tạo động lực kính

thích doanh nghiệp đầu tƣ vào đội tàu để tăng năng lực vận tải.

Những năm qua, việc đầu tƣ xây dựng và phát triển đội tàu container cũng đƣợc các doanh nghiệp hết sức quan tâm nhƣng yếu tố về vốn là một khó khăn rất lớn. Yêu cầu đầu tƣ vốn là không nhỏ nên rất cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Hiện nay tại Việt Nam, tàu viễn dƣơng có trọng tải lớn nhất là tàu Vân Phong có trọng tải 105.636 DWT, tổng đầu tƣ lên đến 44 triệu USD, tuy nhiên để phát triển vận tải biển container cần nhiều hơn một tàu Vân Phong. Mục tiêu tới năm 2020 là phát triển đội tàu theo hƣớng hiện đại hóa, trẻ hóa và chuyên dụng hóa, đội tàu Việt Nam sẽ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tổng khối lƣợng tàu biển Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt 215-260 triệu tấn, trong đó vận tải quốc tế 135-165 triệu tấn/năm, vận tải nội địa 80-105 triệu tấn/năm. ( theo quyết định số 1061/2009/QĐ-TTg, ngày 15-10-2009 của thủ tƣớng chính phủ về quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.)

3.2.1.2. Kiểm soát được chi phí, cắt giảm những chi phí không hợp lý

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, các phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển đều phải chọn giải pháp là rà soát lại phí sản xuất kinh doanh, phí quản lý để giảm thiểu bớt chi phí. Cùng với đó, các chủ tàu cũng đã và đang tiến hành cơ cấu triệt để các khoản nợ vay đầu tƣ đội tàu nhằm giảm bớt áp lực trả nợ, rà soát hiệu quả hoạt động của các con tàu cùng với dƣ nợ còn lại, khả năng trả nợ từ nguồn thu chính những con tàu này để ngăn chặn tình trạng thua lỗ. Giá cƣớc dịch vụ là một công cụ quan trọng đƣợc sử dụng để cạnh tranh. Các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container luôn quan tâm tới việc giảm giá cƣớc dịch vụ vận tải thông qua việc cắt giảm chi phí. Việc kiểm soát chi phí luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp mong muốn thực hiện ở mức tốt nhất để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Các chi phí chiếm tỷ trọng cao trong khai thác tàu vận tải container thƣờng là chi phí nhiên liệu, bảo dƣỡng, sửa chữa, nhân công. Nên các doanh nghiệp cần phải tăng cƣờng công tác quản lý để giảm chi phí đến mức thấp nhất, nắm vững tình trạng kỹ thuật của từng tàu container để đảm bảo tàu luôn ở tình trạng tốt đảm bảo khả năng đi biển. Để cắt giảm đƣợc các khoản mục trên các

doanh nghiệp cần phải: xây dựng định mức nhiên liệu cho đội tàu; lên kế hoạch chi tiết các hạng mục của tàu container cần sửa chữa thay thế sớm để công ty chủ động, có thời gian trong việc tìm và lựa chọn nhà cung cấp cũng nhƣ chủ động trong việc tính toán nguồn vốn thích hợp phục vụ cho việc sửa chữa đó; giảm thời gian lƣu tàu tại các cảng vì chi phí lƣu tàu tại cảng là không rẻ.

3.2.1.3. Mở rộng thêm các tuyến vận tải biển container mới, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là ngƣời buôn cƣớc sỉ, sau đó bán lại cho ngƣời mua lẻ. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển các dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng hiện đại mà các công ty vận tải container lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình nhƣ: gom hàng nhanh tại kho, quản lý đơn hàng, dịch vụ kho bãi gía trị gia tăng, gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển… Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiến hàng cung ứng các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng để dần hƣớng tới phát triển toàn diện dịch vụ vận tải container đây là giải pháp hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp vận tải biển container hiện nay. Ngoài hoạt động vận tải doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt các dịch vụ cung ứng cho khách hành, nhất là các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lƣu thông gia tăng giá trị sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiết giảm kho bãi, nhân sự, phƣơng tiện vận chuyển trong các công đoạn của dòng chu chuyển hành hóa, sản xuất đƣợc rút ngắn, sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trƣờng, đáp ứng đƣợc ý tƣởng kinh doanh hiện đại đúng thời điểm. Cung cấp các dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hóa đến đúng địa chỉ tiếp nhận. Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng, nhận, xử lý hoàn thành các đơn hàng. Hiện nay, một phần do quy mô nhỏ, các chủ hàng Việt Nam thƣờng phải đảm nhiệm tất cả các hoạt động này, một phần khác do chƣa có ngƣời cung ứng những dịch vụ này ở nƣớc ngoài với giá

cả hợp lý nên các dịch vụ trên vẫn chƣa xuất hiện ở các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam.

Mở thêm các tuyến vận tải container giúp các doanh nghiệp có thêm những hợp đồng mới, gia tăng sản lƣợng vận tải. Cùng với việc duy trì và phát triển thêm các tuyến hiện có sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các doanh nghiệp vận tải biển container. Có tuyến vận tải, có đội tàu container, một việc hết sức quan trọng khác đó là tìm nguồn hàng cho đội tàu của mình. Công ty phải xác định đƣợc trên mỗi tuyến đƣờng thì mặt hàng nào đƣợc chuyên chở, số lƣợng đƣợc bao nhiêu…Các doanh nghiệp cần phải duy trì chiến lƣợc mở rộng thêm các tuyến vận tải mới.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn lực ngành

Đối với bất cứ một ngành dịch vụ nào, nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực chính là chìa khóa của sự thành công. Với một lực lƣợng lao động vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn nhƣ hiện nay, có thể khẳng định tính cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vận tải biển container. Nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp là phải cập nhật các kiến thức pháp luật trong nƣớc và quốc tế về phân phối, lƣu thông cho đội ngũ thuyền viên, đội ngũ nhân lực thực hiện các quy trình vận tải hàng container trong nƣớc và quốc tế. Song song với đó là cần phải có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cho tƣơng lai. Việc đào tạo này phải đƣợc tiến hành ở cả ba cấp độ: cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý và các cán bộ thực hiện nghiệp vụ cụ thể. Một nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản sẽ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển container vốn đang còn nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm.

Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành vận tải biển container là nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và chuyên nghiệp. Do vậy cần phải có một chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, có những bƣớc đi rõ ràng cho ngành vận tải biển. Một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác, đẩy nhanh chƣơng trình đào tạo các chuyên gia logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nƣớc công nghiệp phát triển. Hiện tại nhân lực đƣợc đào tạo bài bản về đội ngũ thuyền viên và nghiệp vụ đối với vận tải biển container ở nƣớc ta còn hạn chế nên việc hƣớng nghiệp và quảng bá về chuyên

ngành này cũng cần đƣợc tăng cƣờng ở các ngành và các doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ sở đào tạo trong cả nƣớc. Hơn nữa nội dung và chƣơng trình đào tạo phải thƣờng xuyên cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các nhà lãnh đạo tuyển dụng doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn trong hoạt động vận tải biển container. . .

3.2.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình cung ứng dịch vụ vận tải biển container

Doanh nghiệp vận tải biển container cần nhanh chóng thúc đẩy và áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp khác để học hỏi, trao đổi công nghệ thông tin, trao đổi các dữ liệu điện tử trong thƣơng mại và thực hiện công tác khai quan điện tử nhằm tận dụng ƣu thế của công nghệ thông tin. Trong nhiều trƣờng hợp cho thấy, luồng thông tin là tài sản trong trọng nhất trong kinh doanh chứ không phải luồn hàng hóa hay nguyên vật liệu. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển container là không giới hạn từ việc tìm nguồn nguyên vật liệu, theo dõi luồng vận chuyển của hàng hóa, đến việc sử dụng các thiết bị vận hành tự động trong các kho hàng, trong vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy vi tính với sự hỗ trợ của mạng lƣới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động vận tải, đặc biệt là sự di chuyển của hàng hóa và các chứng từ. Học hỏi, hợp tác để ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt là thƣơng mại điện tử vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng tiết kiệm đƣợc các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

3.2.2. Những kiến nghị về phía nhà nƣớc

3.2.2.1. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách

Về cơ sở pháp lý, những năm qua, nƣớc ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách, do vậy tính đồng bộ thống nhất để đáp

ứng yêu cầu phát triển vận tải biển container theo một chuẩn mực chung còn nhiều hạn chế. Luật thƣơng mai, luật hàng hải, luật cạnh tranh… đều còn thiếu những nghị định hƣớng dẫn thật toàn diện, đồng bộ tới lĩnh vực vận tải biển container. Các vấn đề tài chính, vận tải, thông quan, giao nhận ở các cảng biển vẫn còn nhiều bất cập gây trở ngại cho các doanh nghiệp vận tải container.

Về hành lang pháp lý, chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển và nghị định số 140/2007/NĐ/CP: “ quy định chi tiết thi hành luật thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics” nhƣng do lĩnh vực vận tải biển container là mang tính chuyên ngành cao nên các văn bản vẫn còn sơ sài, chƣa thể hiện hết hành lang pháp lý đối với một lĩnh vực sôi động mang lại lợi nhuận cao nhƣ vận tải biển container.

Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng cần đƣợc triển khai làm tốt hơn với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết dƣới luật. Nghị định số 10/2001/NĐ-CP, ngày 19/03/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và nghị định số 57/2001/NĐ-CP, ngày 26/06/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hàng hải hiện nay. Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về kinh doanh vận tải đa phƣơng thức ra đời thay thế Nghị định số 125/2003/NĐ-CP đã phần nào phù hợp với thực tiễn nhƣng vẫn cần các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cụ thể. Thực hiện có hiệu quả các công ƣớc quốc tế về hàng hải có liên quan là những nội dung quan trọng cần xem xét toàn diện, tỉ mỉ trong thời gian tới.

Về thủ tục hải quan ngày càng thông thoáng và có hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ cho chuỗi hoạt động của doanh nghiệp đƣợc nhanh chóng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Vì vậy việc nghiên cứu và ban hành kịp thời các chính sách để giải quyết những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật là rất cần thiết hiện nay. Việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo quy định của luật hải quan là một yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng, đơn giản, gọn nhẹ, tránh rƣờm rà làm hàng hóa thông

quan khó khăn và chậm trễ, ảnh hƣởng đến hợp đồng giao hàng cũng nhƣ chất lƣợng của dịch vụ. Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong ngành hải quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động, giảm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi thông quan hàng hóa. Đề thực hiện đƣợc mục tiêu này, Nhà nƣớc cần hỗ trợ ngành hải quan xây dựng hệ thống thông tin máy tính hải quan, đảm bảo cho việc cho việc truyền nhận thông tin từ các trung tâm thông tin dữ liệu của Tổng cục Hải quan tới các chi cục hải quan, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức có liên quan để phục vụ cho nhu cầu quản lý, điều hành, trao đổi sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa, quản lý thu nộp thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu và yêu cầu hiện đại hóa quản lý hải quan cũng nhƣ đảm bảo việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử. Đổi mới hoạt động hải quan trong kiểm tra, giám sát hỗ trợ đắc lực cho hoạt động vận tải biển container phát triển.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải biển container cũng như đối với doanh nghiệp. Xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực vận tải biển container với mục đích tạo cơ sở cho một thị trƣờng vận tải biển phát triển minh bạch. Nhà nƣớc cần ban hành các văn bản pháp luật cho hoạt động vận tải biển và các lĩnh vực hỗ trợ nhà vận tải đa phƣơng thức, thƣơng mại điện tử, thủ tục hải quan. Chuẩn hóa các quy trình vận tải biển container, các định chế có liên quan nhƣ thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trƣờng cạnh tranh, chuẩn hóa các quy định về cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn. Nhà nƣớc cần hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân và các loại hình

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)