Doanh nghiệpvận tải biển container của Thái Lan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 40 - 42)

Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á, với diện tích 513.115km2. Trƣớc năm 1960 Thái Lan là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu. Nền kinh tế manh mún đƣợc hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc quyền sở hữu tƣ nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc. Tài nguyên thiên nhiên của nƣớc này không mất phong phú. Khoáng sản chủ yếu là thiếc và một số loại khác nhƣng trữ lƣợng không lớn. Chính vì vậy chính phủ nƣớc này rất coi trọng việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Các doanh nghiệp vận tải biển container nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ về các văn bản pháp luật đối với doanh nghiệp cũng nhƣ các hoạt động vận tải nói riêng. Các thủ tục xuất, nhập khẩu và các văn bản hiện hành thể hiện tình trạng khuôn khổ thể chế của Thái Lan. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), các thủ tục cho xuất khẩu hàng hóa ở Thái Lan khá rõ ràng và gọn nhẹ, nên ít tốn kém thời gian và chi phí. Nhờ đó Thái Lan đã chuyển từ xếp hạng 103 lên hàng thứ 50 của “những nƣớc thuận tiện trong thƣơng mại qua biên giới” trong danh sách của Ngân hàng Thế giới về thuận lợi kinh doanh.

Về vận tải biển Container là phƣơng thức vận tải quan trọng trong hoạt động ngoại thƣơng của Thái Lan với ƣu điểm giá rẻ và năng suất cao. Trong số các cảng

biển của Thái Lan, các cảng đƣợc sử dụng nhiều nhất là:

Cảng Bangkok – công suất cảng là 1,3 triệu TEU. Kho cảng cung cấp các dịch vụ gia tăng nhƣ báo cáo kiểm kê tài khoản trực tuyến, cung cấp trang thiết bị nâng, chuyển tải và mở rộng kho hàng.

Cảng Laem Chabang – là một trong những cảng hàng đầu Châu Á và quan trọng nhất của hệ thống cảng nƣớc sâu của Thái Lan. Năm 2003, công suất của cảng là 3,04 triệu TEU. Sau khi thực hiện giai đoạn hai gồm sáu kho cảng chứa hàng và một ga hành khách mới, cảng sẽ có tổng công suất lên tới gần 10,5 triệu TEU/5. Khu vực tƣ nhân đƣợc mời tham gia vận hành các nhà ga này.

Ở Thái Lan, vai trò của các doanh nghiệp logistics nói chung và các doanh nghiệp vận tải biển container nói riêng ngày càng đƣợc nâng cao. Hiện có tới 70% các nhà cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp địa phƣơng, họ có các nhà cung cấp dịch vụ “vệ tinh”. Các doanh nghiệp vận tải biển container đều tham gia vào hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ logistics Thái Lan hiện là một tổ chức khá lớn mạnh:

+ Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển: đây là dịch vụ quan trọng trong các dịch vụ xuất khẩu của Thái Lan và chiếm 95% tổng giá trị xuất nhập khẩu. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ có doanh thu lên tới 417,1 bath. Điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ chính đều có văn phòng ở nƣớc ngoài.

+ Các nhà giao nhận hàng hóa quốc tế: có hơn 300 nhà giao nhận hành hóa quốc tế, trong đó có 130 doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội các nhà giao nhận vận tải quốc tế Thái Lan (TIFFA). Tuy nhiên trong số đó có 5 nhà giao nhận đứng đầu là những doanh nghiệp nhận nhƣợng quyền thƣơng mại từ các công ty nƣớc ngoài với 44% thị phần.

+ Môi giới hải quan: ở Thái Lan có gần 2000 nhà môi giới hải quan đƣợc đăng ký với tổng giá trị kinh doanh là 55,98 tỉ bath/năm.

Trong khi phần lớn thƣơng mại của Thái Lan thông qua cảng Bangkok trên sông Chao Phraya, vẫn có những hạn chế trong dự thảo về đi lại trên sông. Để chứa tàu biển lớn, Cơ quan Cảng Thái Lan đã mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tại cảng nƣớc sâu Laem Chabang để phục vụ nhƣ là một cửa ngõ vào khu vực Tiểu

vùng sông Mê Kông và và một cảng trung tâm của khu vực, ngoài ra còn phục vụ nhà máy ở các khu công nghiệp dọc theo vùng ven biển phía Đông của Thái Lan.

Đội tàu của các doanh nghiệp Thái Lan có độ tuổi khá cao chỉ đảm nhận đƣợc phần nhỏ thị phần chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng đƣờng biển, còn lại phần lớn thị phần bị chiếm bởi các hãng tàu nƣớc ngoài. Tuy nhiên các doanh nghiệp đƣợc chính phủ hỗ trợ bằng cách quyết định miễn thuế doanh nghiệp cho các tuyến vận tải biển; xem xét việc giảm thuế giá trị gia tăng cho những nhà xuất nhập khẩu sử dụng tàu trong nƣớc; Giảm thuế bán tàu cũ mua tàu mới thay thế; Giảm thuế nhập khẩu cho ngành vận tải biển xuống mức 1%... Về đầu tƣ cho doanh nghiệp vận tải biển conatainer, Chính phủ nƣớc này hỗ trợ tìm các nguồn cho vay, tài trợ vốn với lãi suất thấp để tăng hiệu quả đầu tƣ cho các công ty, khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ vốn, cho vay ƣu đãi để doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nâng cấp đội tàu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 40 - 42)