Bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 42 - 45)

triển, Chính phủ thông qua đạo luật mà theo đó một số hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu phải đƣợc chuyên chở bằng tàu của Thái Lan nếu không phải chịu hai lần cƣớc phí vận tải theo quy định. Đồng thời, giảm thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng tàu trong nƣớc. Điều này thúc đẩy cả doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng trƣởng. Nhất là đối với xuất khẩu - lĩnh vực quan trọng trong chính sách thƣơng mại của Thái Lan.

1.3.3. Bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển container doanh nghiệp vận tải biển container

Tại các nƣớc trong khu vực, vận tải biển container đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, vì vậy ngành công nghiệp vận tải biển container đƣợc hỗ trợ những công cụ hỗ trợ đắc lực từ chính sách của chính phủ tạo điều kiện để đƣa ngành, doanh nghiệp vận tải biển container phát triển. Có thể kể đến một vài kinh nghiệm cần học hỏi nhƣ sau:

Cần tăng độ bao phủ trên phạm vi toàn cầu: Độ bao phủ của các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nƣớc

trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các công ty ra đời sau rất nhiều so với các công ty nƣớc ngoài vốn có lịch sử phát triển. Ví dụ nhƣ APL có độ bao phủ trên gần 100 quốc gia, Exel bao phủ gần 60 quốc gia. Chính vì vậy nhìn từ ƣu điểm độ bao phủ rộng của các công ty vận tải biển container lớn, chúng ta cần rút ra bài học tích cực mở rộng phạm vi hoạt động và độ bao phủ mới có thế đáp ứng nhu cầu vận tải trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cần đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm, đặc biệt là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ và thị trƣờng ngách trong hoạt động vận tải biển container, phổ biến là hình thức giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là ngƣời buôn sỉ sau đó bán lại cho ngƣời mua lẻ. Thông qua các hãng vận tải biển, hàng sau khi đƣợc gom thành những container đầy hàng sẽ đƣợc vận chuyển đến quốc gia của ngƣời nhận. Tại đó các đại lý mà các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận, kiểm tra hàng và giao lại cho ngƣời mua hàng tại kho. Nhƣ vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng kèm theo. Trong chuỗi hoạt động của các công ty vận tải biển container lớn nhƣ: Maersk, APL, P&O Nedlloyd…đang cung cấp cho khách hàng của họ rất nhiều các dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao. Chính vì vậy thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu. Trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA trong incoterm (nghĩa là ngƣời bán chỉ cần giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo quy định là hết trách nhiệm). Nhƣ vậy, quyền định đoạt về vận tải biển do ngƣời mua chỉ định và phần lớn ngƣời mua sẽ chỉ định một công ty nƣớc họ, hoặc một đối tác lâu dài để thực hiện điều này, và các công ty Việt Nam sẽ đứng ngoài cuộc. Bất cập này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn – hầu hết đã có khách hàng và toàn cầu với

các hãng vận tải biển container. Ví dụ hãng giầy Nike – là công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng riêng về khâu vận tải và logistics thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia vào quá trình thƣơng thảo. Trên thực tế, Nike đang sử dụng hai công ty là APL và Maersk để cung cấp dịch vụ logistics cho mình. Thực tế này yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh và khả năng đàm phán để có thế tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu, trong đó Việt Nam là đối tác gia công hoặc sản xuất.

Thứ tƣ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động vận tải biển và các dịch vụ đi kèm của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn kém so với các công ty vận tải biển container nƣớc ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn các website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình mà thiếu hẳn các dịch vụ mà khách hàng cần nhƣ công cụ track and trace ( theo dõi đơn hàng ), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ,…Bản thân các doanh nghiệp vận tải nhƣ APL, Maersk đƣợc Nike lựa chọn cũng bởi vì có đầy đủ các thông tin cần thiết. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi phải có đầu tƣ tổng thể và chi tiết, có định hƣớng dài hạn. Hơn thế nữa, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cũng giúp chính các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất.

Bài học về sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải biển. Đây là bài học rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay. Vì thực tế các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam hoạt động còn manh mún thiếu hẳn sự liên kết, hợp tác cần thiết. Trong xu hƣớng phát triển dịch cụ thuê ngoài, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh. Vì thế tính liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam cần liên kết phối hợp để có thể cung ứng ra thị trƣờng các chuỗi sản phẩm tốt cho khách hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN CONTAINER VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 42 - 45)