Tổng quan về doanh nghiệpvận tải biển container Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 45 - 50)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệpvận tải biển container Việt Nam

Ngay từ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng và nhà nƣớc ta đã rất chú trọng đến vận tải biển với mục đích chi viện tối da cho cách mạng miền nam. Năm 1970, Nhà nƣớc thành lập công ty vận tải biển Việt Nam để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới khi miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng. Tính đến năm 1980, cả nƣớc có 3 công ty tàu là Vosco, Vietoship, Vitranschart công thêm một công ty mô giới và thuê tàu biển là Vietfracht.

Vào năm 1988, một liên doanh giữa công ty vận tải biển Việt Nam và công ty CGM ( Company of General Maritime) của Pháp thành lập hãng Gemartrans (General Maritime Transportation Company). Đây là một liên doanh vận chuyển container đầu tiên ở Việt Nam. Cho đến hiện nay các doanh nghiệp vận tải biển container nƣớc ngoài đã có mặt tại Việt Nam nhƣ: Evergreen, APL, Maesk lines…

Hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng bằng container ở Việt Nam bắt đầu đƣợc chú trọng đầu tƣ vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX. Đi tiên phong trong hình thức vận chuyển này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Đặc biệt sau khi Luật công ty, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tƣ nƣớc ngoài cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các liên doanh tham gia hoạt động dịch vụ hàng hải thì hoạt động dịch vụ hàng hải có điều kiện phát triển mạnh mẽ, trở lên sôi động với nhiều doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế tham gia.

Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, trƣớc năm 2001 ngành hàng hải đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia, trong đó doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm đa số. Tuy nhiên, số lƣợng doanh nghiệp tăng lên đáng kể sau năm 2001, tới 150% vào năm 2005, trong có mở rộng thành phần sang khối doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào nhiều

loại hình dịch vụ.

Bảng 2.1: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải phân theo loại hình dịch vụ

TT Tên dịch vụ Trƣớc năm 2001 Sau năm 2001 Tăng

1 Đại lý tàu biển 186 272 86

2 Đại lý vận tải đƣờng biển 86 130 44

3 Môi giới hàng hải 125 200 75

4 Cung ứng tàu biển 59 96 37

5 Kiểm đếm hàng hóa 71 106 35

6 Lai dắt tàu biển 31 50 19

7 Sửa chữa tàu biển tại cảng 36 52 16

8 Vệ sinh tàu biển 29 40 11

9 Xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển 58 80 22

10 Cộng 681 1026 345

Nguồn: cục Hàng Hải Việt Nam

Trong đó, ba loại hình dịch vụ hàng hải có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhất là: Đại lý tàu biển, Đại lý vận tải biển, Môi giới hàng hải.

Trên thị trƣờng hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đầu tƣ phát triển dịch vụ vận tải container: Công ty Vận tải Biển Đông (BISCO – một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam). Đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT), Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô, Công ty Cổ phần hàng hải Hà Nội (MARINE HANOI)… Trong đó GEMADEPT và Bisco đã là những tên tuổi đƣợc ghi nhận trong lĩnh vực vận chuyển container Việt Nam.

Tính đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam có 11 hãng tàu container với tổng số trên 30 tàu tổng sức chở khoảng 20.000 TEU. Một số chủ tàu có kinh nghiệm đã tham gia thị trƣờng từ nhiều năm nhƣ: Gemadept, Vinalines, Vinafco…Một số khác mới thành lập: Vosco. Vsico, Vinashin Lines…

Bảng 2.2: Danh sách các hãng tàu container tại Việt Nam năm 2009  Biển Đông  Đông Đô  Gemadept  Marina Hà Nội  Nam Triệu  Vinafco  Vinalines  Vinashin Lines  Viet Sun  VOSCO  VSICO

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Đến thời điểm năm 2010, Việt Nam có 12 hãng tàu container (Vinalines container, Biển Đông, Vosco, Gemadept, Vinafco, Vinashinlines, Vsico, Viconship, Marina, Đông Đô, Nam Triệu, Việt Sun) với tổng số trên 30 tàu, dung tích 20.600 TEU. Tuy số liệu thống kê là 12 hãng nhƣng lƣợng tàu container cũng chỉ tập trung ở một số hãng tên tuổi nhƣ Gemadept, Vinafco, Biển Đông, Vinalines container shipping. Với đội tàu container còn khá khiêm tốn, phần lớn tàu của ta chỉ chạy trên tuyến nội địa nhƣ Hà Nội - Hải Phòng - Đà Nẵng - TP.HCM. Chỉ một số rất ít hãng có tàu chạy sang cảng trung chuyển Singapore và Hồng Kông nhƣng tần suất cũng rất hạn chế. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến giữa năm 2013 đội tàu biển Việt Nam có 1.307 chiếc với tổng trọng tải 6.501 triệu DWT. Trong đó, tàu hàng bách hóa 942 chiếc, tàu hàng rời 172 chiếc, tàu chở xăng dầu - khí hóa lỏng 165 chiếc và tàu chở hàng container 26 chiếc... Nhƣ vậy, nếu xét về số lƣợng, đội tàu treo cờ Việt Nam đứng thứ 3/10 nƣớc ASEAN; còn tính về tải trọng, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong số này. Thế nhƣng cơ cấu đội tàu của Việt Nam chƣa phù hợp: hiện đang thừa trọng tải đối với tàu nhỏ và tàu chở hàng rời khô, trong khi đó lại thiếu các tàu chuyên dùng chở container và tàu có tải trọng lớn. Với xu thế chung của thế giới, lƣợng hàng XNK tăng nhanh thì đội tàu chở hàng container chỉ 26 chiếc của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Cùng với đó, khoảng 39% đội tàu có độ tuổi từ 15 năm trở lên khiến cho các DN vận tải biển Việt Nam kém sức cạnh tranh với đồng nghiệp nƣớc ngoài.

Theo thông tin từ website của Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) có tuyến vận chuyển container theo lịch trình 2 chuyến một tuần nối liền Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Nét chung trong kinh doanh vận chuyển container của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đều là kinh doanh khai thác tàu container trọng tải nhỏ (dƣới 2.000 TEU), và vì thế hình thức kinh doanh chủ yếu là cho thuê định hạn làm các tàu chạy feeder ( gom hàng từ các cảng nhỏ trong khu vực về cảng trung chuyển quốc tế) và khai thác tuyến nội địa.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc mở của thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần nâng cao lƣợng hàng hoá vận chuyển và thông quan trong những nằm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010, lƣợng hàng hoá thông qua qua cảng đều tăng ấn tƣợng, duy nhất chỉ có năm 2009 tổng lƣợng hoàng hoá nhập khẩu và 2010 tổng lƣợng hàng hoá xuất khẩu qua cảng đã giảm so với cùng kỳ nằm trƣớc do kinh tế thế giới có sự suy thoái lớn.

Bảng 2.3: Tổng lƣợng hàng qua cảng và tỷ lệ tăng trƣởng giai đoạn 1995-2010

Năm

Lƣợng hàng thông qua (triệu tấn) Tỉ lệ tăng trƣởng (%/năm) X. khẩu N. khẩu Nội địa Quá cảnh Tổng

1995 12,9 10,6 10,5 3,7 37,7 1996 15,9 13,1 8,1 2,1 39,2 4,0 1997 21,2 17,2 7,3 3,2 48,9 24,7 1998 22,8 20,0 10,0 4,0 56,8 16,2 1999 29,6 22,3 14,3 6,5 72,7 28,0 2000 29,0 23,1 21,2 9,1 82,4 13,3 2001 35,9 25,4 20,1 9,6 91,0 10,4 2002 34,5 35,0 22,7 10,1 102,3 12,4 2003 37,9 39,9 25,9 10,6 114,3 11,7 2004 47,1 41,3 29,0 10,3 127,7 11,7 2005 51,2 45,8 28,9 12,6 138,5 8,5 2006 57,6 49,1 33,1 14,7 154,5 11,6 2007 62,5 58,6 42,9 17,1 181,1 17,2 2008 63,7 72,4 42,8 17,7 196,6 8,5 2009 84,3 69,4 60,3 20,1 251,2 12 2010 74,8 79,5 75,5 29,5 259,2 10

Tính đến tháng 9/2011, Việt Nam có trên 1.689 tàu biển, trong đó có khoảng 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu tấn đăng ký (GT). Hiện tại, về trọng tải đội tàu biển Việt Nam xếp vị trí 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 4 trong 10 nƣớc ASEAN và ASEAN là một trong 4 đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam (ngày 17/5/2010, Hiệp định Thƣơng mại ASEAN bắt đầu có hiệu lực).

Với mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ trung chuyển quốc tế trong khu vực và phát triển dịch vụ logistics, nhà nƣớc đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tƣ cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chuỗi cung ứng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm qua tạo tiền đề để kết nối giao thông phục vụ cho hoạt động vận tải đa phƣơng thức, dịch vụ logistics với 49 bến cảng với 217 cầu cảng, 26 sân bay, 2.660 km đƣờng sắt quốc gia km, khoảng 17.300 km đƣờng quốc lộ.

Sau hơn 20 năm, kể từ khi hoạt động vận chuyển container xuất hiện tại Việt Nam, đến nay hình thức kinh doanh đã và đang phát triển với tốc độ rất mạnh mẽ tuy nhiên vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Trƣớc đó tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc, khu vực và quốc tế đã và đang có nhiều thay đổi, làm thế nào phát triển hơn nữa, khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của phƣơng thức vận tải này ở Việt Nam để vận tải container Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa với xu hƣớng phát triển của vận tải thế giới đang là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên dƣới 100 công ty có tàu vận tải biển, tuy nhiên chỉ có 28 công ty tham gia Hiệp hội các chủ tàu vận tải biển Việt Nam. So với cách đây 5-10 năm, đội tàu biển chúng ta đã có những phát triển vƣợt bậc về trẻ hóa tuổi tàu và nâng tổng trọng tải từ 3 triệu tấn độ tuổi trung bình 15 lên 4,5 triệu tấn với độ tuổi trung bình là 10 tuổi. Số tàu 11 có trọng tải trên 40.000 tấn rất ít, còn đa phần là tàu có trọng tải dƣới 30.000 tấn. Gần 80% số tàu của chúng ta hoạt động trong vùng biển Đông Nam Á với nhiệm vụ làm tàu con thoi chung chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các cảng lớn trong khu vực.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 45 - 50)