Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh trà vinh (Trang 42 - 51)

Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn quyết định quy mô tín dụng cũng nhƣ các hoạt động khác của ngân hàng. Đồng thời, nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán cũng nhƣ đảm bảo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng đƣợc hình thành do ngân hàng tự tạo lập và huy động đƣợc từ tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tƣ có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nguồn vốn của BIDV-CN Trà Vinh đƣợc hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhìn chung, nguồn vốn của Ngân hàng tăng trƣởng không đều trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng 3.393 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,49% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng đáng kể trong vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2012 so với năm 2011 (tăng 125.448 triệu đồng tức tăng 33,09% so với năm 2011). Sang năm 2013, tổng nguồn vốn giảm 78.744 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 11,54% so với năm 2012. Trong năm này, tình hình kinh tế chung trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn và biến động dẫn đến lƣợng vốn huy động của Ngân hàng giảm so với năm trƣớc.

Xét về cơ cấu, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và tỷ trọng của nguồn vốn huy động này có xu hƣớng tăng qua các năm giai đoạn 2011-2013. Tỷ trọng vốn huy động năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lần lƣợt là 55,85%; 73,97%; 78,97%. Trái ngƣợc với vốn huy động, vốn điều chuyển của Chi nhánh có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng vốn điều chuyển của Ngân hàng là 42,98%. Tỷ trọng này là 26,03% năm 2012 và 21,03% năm 2013. Sự giảm dần của vốn điều chuyển và tăng dần của vốn huy động cho thấy Ngân hàng ít phụ thuộc vào Hội sở và vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng cao.

So với tháng 6/2013, nguồn vốn của Ngân hàng tháng 6/2014 tăng 296.659 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 51,26%. Nguyên nhân là do vốn huy động lẫn vốn điều chuyển của Ngân hàng tháng 6/2014 tăng dẫn đến nguồn vốn của Ngân hàng tăng so với tháng 6/2013. Trong những tháng đầu năm 2014, do Chi nhánh hợp vốn với các chi nhánh khác vào những dự án lớn dẫn đến sự gia tăng về vốn huy động lẫn vốn điều chuyển.

32

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV-CN Trà Vinh, giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN Trà Vinh, giai đoạn 2011-2013

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn BIDV-CN Trà Vinh, tháng 6-2013, tháng 6-2014 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Tháng 6-2013 Tháng 6-2014 Tháng 6-2014/Tháng 6-2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Vốn huy động 501.220 86,61 691.959 79,05 190.739 38,05

Vốn điều chuyển 77.484 13,39 183.404 20,95 105.920 136,69

Vốn khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Tổng nguồn vốn 578.704 100 875.363 100 296.659 51,26

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN Trà Vinh, tháng 6-2013,tháng 6-2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/Năm 2011 Năm 2013/Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động 379.054 55,85 504.502 73,97 476.429 78,97 125.448 33,09 (28.073) (5,56) Vốn điều chuyển 291.760 42,98 177.572 26,03 126.901 21,03 (114.188) (39,14) (50.671) (28,54) Vốn khác 7.867 1,17 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng nguồn vốn 678.681 100 682.074 100 603.330 100 3.393 0,49 (78.744) (11,54)

33

Về cơ cấu, vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động tháng 6/2014 giảm nhẹ so với tháng 6/2013 với tỷ lệ giảm là 7,56%. Tỷ trọng vốn điều chuyển tháng 6/2014 tăng so với tháng 6/2013. Tháng 6/2013, tỷ trọng vốn điều chuyển là 13,39%. Tháng 6/2014, tỷ trọng này là 20,95%.

Ngoài vốn huy động và vốn huy động, Ngân hàng còn có thêm một số nguồn vốn khác nhƣ vốn từ lợi nhuận, vốn từ quỹ. Năm 2011, vốn khác của Ngân hàng là 7.867 triệu đồng. Trong giai đoạn từ 2012- tháng 6/2014, vốn khác không phát sinh.

Vốn huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy động đóng vai trò chủ đạo. Nguồn vốn huy động đƣợc hình thành từ tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội. Ngân hàng vừa huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và phát hành giấy tờ có giá, vừa sử dụng khoản tiền huy động đƣợc để cho vay, đầu tƣ mở rộng hoạt động cho các doanh nghiệp trong vùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển nền kinh tế.

Năm 2012, lƣợng vốn huy động của Ngân hàng tăng 125.448 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 33,09% về số tƣơng đối so với năm 2011. Do trong giai đoạn này, nền kinh tế dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, ngƣời dân bắt đầu có tiền nhàn rỗi nhiều hơn so với năm trƣớc đó. Trong thời điểm này, ngân hàng thực hiện khá nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, phổ biến nhất là quà tặng đi kèm. Mặc dù lãi suất huy động không cao nhƣng ngƣời dân vẫn tin tƣởng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Lý do là trƣớc tình hình tế suy thoái các kênh đầu tƣ đều gặp rủi ro. Vì vậy, gửi tiết kiệm tại ngân hàng là giải pháp tối ƣu.

Năm 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự giảm nhẹ, giảm 28.073 triệu đồng tức giảm 5,56% so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm này, tình hình kinh tế còn chƣa ổn định và tình hình lạm phát có nhiều biến động nên lãi suất của ngân hàng đƣợc điều hành giảm dần. Lãi suất huy động tiền gửi bằng VND, USD và lãi suất cho vay lĩnh vực ƣu tiên đƣợc điều chỉnh giảm. Theo Thông tƣ số 14/2013/TT-NHNN, lãi suất tiền gửi bằng USD của tổ chức giảm từ 0,5%/năm xuống 0,25%/năm; Lãi suất USD tối đa tiền gửi của cá nhân giảm từ 2% xuống 1,25%/năm. Theo Thông tƣ 15/2013/TT- NHNN, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng chính thức giảm từ 2% xuống còn 1,2% /năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng giảm từ 7.5% xuống 7%/năm; riêng Qũy tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng là 7,5%/năm. Các Thông tƣ 14/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 15/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 28/06/2013. Lãi suất huy động liên tục giảm trong khi tỷ giá giữ lời và vàng ổn định nên ngƣời dân không còn mặn mà với tiền gửi tại ngân hàng. Do đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2013 giảm là hợp lý.

34

So với tháng 6/2013, nguồn vốn huy động của tháng 6/2014 có sự gia tăng đáng kể, tăng 190.739 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 38,05%. Tình hình kinh tế-xã hội của cả nƣớc nói chung và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh nói riêng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp. Theo thống đốc NHNN, lãi suất huy động và cho vay hiện ở mức hợp lý. Chính vì vậy đã kích thích một lƣợng lớn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, BIDV-CN Trà Vinh là ngân hàng lớn, hình thành khá sớm tại tỉnh Trà Vinh nên có uy tín khá lớn đối với khách hàng và thu hút lƣợng khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng là khá lớn.

Vốn điều chuyển

Ngoài vốn huy động, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Đây là khoản vay giải quyết nhu cầu cấp bách của ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động của chi nhánh không đủ đáp ứng hoạt động kinh doanh, chi nhánh sẽ vay ngân hàng cấp trên để điều hòa lƣợng vốn của mình. Ngƣợc lại, khi nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh thấp hơn lƣợng vốn ngân hàng huy động đƣợc thì chi nhánh sẽ lập kế hoạch chuyển lên ngân hàng cấp trên để thu lãi.

Nhìn chung, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2011-2013 và đến 6/2014 nguồn vốn điều chuyển có xu hƣớng tăng lên.

Năm 2012, nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm 114.188 triệu đồng, tức giảm 39,14% so với năm 2011. Năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục giảm 50.671 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 28,54% so với năm 2012. Nguồn vốn điều chuyển giảm qua các năm trong giai đoạn 2011-2013 là do để có đƣợc nguồn vốn này, Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí, thêm vào đó là sự phụ thuộc vào hội sở nếu phải sử dụng đến vốn điều chuyển. Từ đó, làm mất tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động và giảm tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển giúp Chi nhánh tiết kiệm chi phí và tối ƣu hóa hoạt động sử dụng vốn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn điều chuyển của Chi nhánh tháng 6/2014 tăng cao so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể là nguồn vốn điều chuyển 6/2014 tăng 105.920 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với nguồn vốn điều chuyển 6/2013. Kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có bƣớc khởi đấu khá khả quan, tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có dấu hiệu phục hồi trở lại. Do đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên khá cao nhƣng vẫn không đủ cho công tác sử dụng vốn nên Ngân hàng tăng nguồn vốn điều chuyển để đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh của BIDV-CN Trà Vinh.

4.1.2.Huy động vốn

Huy động vốn đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tín dụng. Do đó, Ngân hàng luôn xây dựng các chiến lƣợc huy động vốn nhƣ đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cƣ và đa dạng hóa khách hàng tổ chức, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tập trung vào các khách hàng lớn, tăng dần độ ổn định của nguồn vốn huy động.

35

Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV-CN Trà Vinh, giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/Năm 2011 Năm 2013/Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.TG của các TCKT 106.028 27,97 110.758 21,95 77.883 16,35 4.730 4,46 (32.875) (29,68) -Không kỳ hạn 64.183 16,93 59.186 11,73 54.160 11,37 (4.997) (7,79) (5.026) (8,49) -Có kỳ hạn 41.845 11,04 51.572 10,22 23.723 4,98 9.727 23,25 (27.849) (54)

2.TG tiết kiệm của cá thể 273.026 72,03 393.744 78,05 398.546 83,65 120.718 44,21 4.802 1,21

-Không kỳ hạn 615 0,16 949 0,19 1.316 0,27 334 54,31 367 38,67

-Có kỳ hạn 272.411 71,87 392.795 77,86 397.230 83,38 120.384 44,19 4.435 1,13

Tổng vốn huy động 379.054 100 504.502 100 476.429 100 125.448 33,09 (28.073) (5,56)

36

Bảng 4.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV-CN Trà Vinh, tháng 6-2013, tháng 6-2014 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Tháng 6-2013 Tháng 6-2014 Tháng 6-2014/Tháng 6-2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1.TG của TCKT 85.624 17,08 102.606 14,83 16.982 19,83

-Không kỳ hạn 36.661 7,31 67.374 9,74 30.713 83,78

-Có kỳ hạn 48.963 9,77 35.232 5,09 (13.731) (28,04)

2.TG tiết kiệm của cá thể 415.596 82,92 589.353 85,17 173.757 41,81

-Không kỳ hạn 1.135 0,23 22.692 3,28 21.557 1.899,29

-Có kỳ hạn 414.461 82,69 566.661 81,89 152.200 36,72

Tổng vốn huy động 501.220 100 691.959 100 190.739 38,05

37

Vốn huy động của BIDV-CN Trà Vinh biến động giai đoạn 2011-2013. Nguồn vốn này năm 2012 tăng 125.448 triệu đồng so với năm 2011 và giảm 28.073 triệu đồng so với năm 2013.

Về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm của cá thể nói chung và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá thể nói riêng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh (trên 70%) giai đoạn 2011-2013.

Qua bảng 4.4, ta thấy vốn huy động của Ngân hàng tháng 6/2013 và tháng 6/2014 là khá cao. Tháng 6/2014, vốn huy động của Chi nhánh tăng 190.739 triệu đồng, tức tăng 38,05% so với tháng 6/2013. Điều này cho thấy công tác huy động của Ngân hàng là khá tốt, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tại thời điểm tháng 6/2013 cao hơn thời điểm cuối năm 2013. Cụ thể, vốn huy động tại thời điểm cuối tháng 6/2013 là 501.220 triệu đồng và cuối năm 2013 là 476.429 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu năm, lƣợng tiền nhàn rỗi của ngƣời dân cao. Ngƣời dân chƣa có nhu cầu đầu tƣ cho kinh doanh. Nếu giữ nhiều tiền mặt thì sẽ không sinh lãi. Vì vậy, ngƣời dân gửi tiền tạm thời nhàn rỗi tại Ngân hàng trong ngắn hạn để vừa có lãi vừa an toàn. Vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp cần nhiều vốn để sản xuất, kinh doanh, ngƣời dân thì có nhu cầu mua sắm trang thiết bị cho năm mới. Vì vậy, vốn huy động của cuối năm thấp hơn so với thời điểm giữa năm.

Tiền gửi của các TCKT

Các doanh nghiệp thƣờng gửi tiền của mình vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán chi trả đƣợc an toàn và tiện lợi. Bên cạnh đó, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ tạm thời có một lƣợng tiền nhàn rỗi. Trong quá trình hoạch định cho việc sử dụng vốn trong tƣơng lai, doanh nghiệp sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để hƣởng lãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền gửi của các TCKT của Ngân hàng đƣợc chia làm 2 nhóm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các TCKT tại Ngân hàng giảm trong giai đoạn 2011-2013.

Nhìn chung, tiền gửi của các TCKT tại Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 giảm. Năm 2012, lƣợng tiền gửi của các TCKT tăng 4,46% so với năm 2011. Năm 2013, tiền gửi của các TCKT giảm 29,68% so với năm 2012. Mặt bằng lãi suất liên tục giảm liên tục từ 14% năm 2011 xuống còn 7% năm 2013 là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lƣợng vốn huy động nói chung và vốn huy động từ TCKT tại Ngân nói riêng trong giai đoạn này.

Tháng 6/2014, lƣợng tiền các doanh nghiệp gửi vào Chi nhánh tăng lên, tăng 19,83% so với tháng 6/2013. So với 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu hồi phục và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng để hƣởng lãi và để thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua Ngân hàng.

38

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ thời gian nào và đƣợc hƣởng mức lãi suất không kỳ hạn. Do đây là loại tiền gửi có tính ổn định không cao và thƣờng phục vụ cho thanh toán qua ngân hàng nên lãi suất thƣờng không cao.

Lƣợng tiền gửi TCKT không kỳ hạn giảm đều qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn đối với các TCKT giảm 4.997 triệu đồng, tức giảm 7,79% so với năm 2011. Năm 2013, lƣợng tiền này giảm 5.026 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 8,49% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011-2013, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn dẫn đến giảm một lƣợng đáng kể tiền gửi thanh toán vào Ngân hàng.

Về cơ cấu, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn TCKT năm 2011 cao nhất

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh trà vinh (Trang 42 - 51)