8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Các giải pháp đã được sử dụng để quản lý chất lượng dạy nghề ở một
ở một số trung tâm dạy nghề điện ảnh truyền hình trên địa bàn Tp.HCM
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 40 cán bộ quản lý, giáo viên của một số trung tâm dạy nghề truyền thông, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Du lịch Sài Gòn, trường cao đẳng văn hóa… chúng tôi nhận thấy một số giải pháp mà các trường đã sử dụng trong việc quản lý chất lượng hoạt động dạy nghề như sau:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; - Hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy;
- Xây dựng và chuẩn hóa CSVC, thiết bị dạy nghề; - Nâng cao nhận thức cho CBQL & GV;
- Kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên; - Tăng cường gắn kết giữa CSDN với doanh nghiệp.
Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã được sử dụng để quản lý chất lượng dạy nghề của 04 trường trung cấp nghề (tư thục) trên địa
bàn Tp.Hồ Chí Minh.
(1) (2) (3)
SL % SL % SL %
1 Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
12 28 08 22 20 50 2 Hoàn thiện chương trình, giáo trình và
phương pháp giảng dạy
10 25 11 27,5 19 47,5 3 Xây dựng và chuẩn hóa CSVC, thiết bị
dạy nghề
13 32,5 10 25 17 42,5 4 Nâng cao nhận thức cho CBQL & GV 16 40 8 20 16 40 5 Kiểm tra, đôn đốc các tổ
chuyên môn và đội ngũ giáo viên
15 37,5 9 22,5 16 40 6 Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp 14 35 8 20 18 45
Chú thích: (1): Hiệu quả; (2): Bình thường; (3): Chưa hiệu quả
Nhận xét:
- Mặc dù các trường nhận thức rằng việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề là một trong các giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng giải pháp này chỉ chiếm tỷ lệ 28%, trong khi đó mức độ chưa hiệu quả chiếm tỷ lệ đáng kể (50%).
- Việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và PPGD đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số nghề vẫn chưa có giáo trình để giảng dạy, vẫn là bài giảng do giáo viên tự soạn. Mức độ hiệu quả của giải pháp này chỉ dừng lại ở tỷ lệ 25%, mức độ bình thường là 27,5% và chưa hiệu quả là 47,5%.
- Việc xây dựng, chuẩn hóa và quản lý CSVC, TBDN là nhiệm vụ thường xuyên của ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các tổ chuyên môn và cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy giải pháp này chưa thật sự hiệu quả (chiếm tỷ lệ 32,5%).
- Qua bảng trên cho thấy, giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên là hiệu quả nhất trong 6 biện pháp mà các trường đã sử dụng nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ 40%. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn và giáo viên (37,5%) chỉ mang tính định kỳ theo học kỳ,
năm học chưa thật sự pháp huy hết hiệu quả mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của các trường nghề trong giai đoạn hiện nay.
- Tăng cường gắn kết giữa các CSDN với doanh nghiệp là một trong những nội dung quản lý tương đối mới mẻ được các trường dạy nghề sử dụng trong thời gian vừa qua. Vì vậy, mức độ hiệu quả của giải pháp này chiếm tỷ lệ chưa đáng kể (35%).
+ Từ bảng khảo sát về các giải pháp và hiệu quả sử dụng quản lý chất lượng hoạt động dạy nghề cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu, điều chỉnh, thống nhất các nội dung và giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Hệ thống quản lý dạy nghề phải được tổ chức linh hoạt, đổi mới và hiệu quả trong đào tạo, đảm bảo cho sự chuyển đổi trôi chảy từ trung tâm tới nơi làm việc, phù hợp với thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu của xã hội.