Thực trạng về quản lý chất lượng dạy nghề ở Trung tâm đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề ở trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng về quản lý chất lượng dạy nghề ở Trung tâm đào tạo

tạo Truyền thông Trí Việt

2.3.3.1. Thực trạng về quản lý chất lượng học nghề của học viên Hoạt động học nghề của học viên được bố trí từ 12 - 20 giờ / tuần. Qua quan sát học viên trên các lớp học và hỏi trực tiếp học viên, chúng tôi thu được kết quả như sau

- Tập trung nghe giảng và ghi chép bài: đa số học viên được hỏi đều cho là thực hiện tốt, vì đây là hoạt động cần thiết cho phần thực hành.

- Thực hành: Học viên rất có hứng thú, nhiệt tình, chăm chỉ

- Học viên đều cho rằng: Việc dùng sách và các tài liệu khác (các băng hình sau mỗi buổi học hoặc của các lớp học khác, tài liệu tham khảo từ học viện SBS Hàn Quốc) giúp họ bổ sung, đào sâu những tri thức thu lượm được ở trên lớp, cũng như sơ bộ nắm được dàn ý, nội dung của bài mới, sơ bộ đề xuất thắc mắc, chuẩn bị tư thế nghe giảng có chất lượng hơn. Nhờ đọc tài liệu tham khảo có thể hoàn thành tốt việc liên kết những tri thức trong sách, những tri thức nhận được trong giờ lên lớp, những tri thức cũ trước đây trong một hệ thống chặt chẽ, liên hệ thực tiễn, ghi nhớ bền vững.

- Kết quả học nghề của học viên (Bảng 2.11) Tỷ lệ Khá, Giỏi chỉ đạt ở mức cao.

Bảng 2.10. Kết quả học nghề của học viên hệ dài hạn từ năm 2007 - 2009

Năm học Tổng số Giỏi Khá TBK Trung bình SL % SL % SL % SL % 2010 150 20 13% 70 47% 30 20% 30 20% 2011 200 30 20% 98 49% 50 25% 22 11% 2012 255 47 24% 146 57% 57 22% 5 2%

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Bên cạnh việc đánh giá kết quả học nghề của học viên mang tính chất hệ thống và thường xuyên thì việc đánh giá học viên thông qua thực hành nghề cũng hết sức quan trọng. Cuối khóa học, tùy theo đặc thù của từng nghề học viên được giáo viên hướng dẫn thực tập và được đơn vị đánh giá, nhận xét về trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tinh thần, thái độ kỷ luật… Đây cũng là điều kiện để học viên được tốt nghiệp.

Kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp có các học viên đã tốt nghiệp đang làm việc và học viên đang thực tập tại doanh nghiệp (Bảng 2.12). Căn cứ vào phiếu hỏi của 13 doanh nghiệp đánh giá về học viên của Trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt ta thấy:

Bảng 2.11. Đánh giá của các cơ sở có học viên về thực tập và làm việc

TT Nội dung đánh giá Cao / Tốt

Trung bình / Bình thường Thấp / Kém SL % SL % SL %

1 Về kiến thức chuyên môn 10 66,7 05 33,3 0 0 2 Về kỹ năng nghề 10 66,7 05 33,3 0 0 3 Về thái độ nghề nghiệp 13 86,7 02 13,3 0 0 4 Về khả năng thích ứng với công việc 09 60 06 40 0 0 5 Về khả năng phát triển 06 40 09 60 0 0

+ Nội dung đánh giá về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của học viên được các doanh nghiệp và đơn vị đánh giá cao chiếm tỷ lệ 66,7%, điều này chứng tỏ về nội dung chương trình đào tạo của trung tâm tương đối sát với thực tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình.

+ Về thái độ nghề nghiệp được 86,7% ý kiến nhận xét tốt, điều này cho thấy các tổ chuyên môn làm đã làm tốt công tác sinh hoạt và hướng dẫn sinh viên trước khi đi thực tập, giới thiệu việc làm, bên cạnh đó cũng cần phải nói đến ý thức tự giác của các học viên trong thời gian thực tập và sau khi tốt nghiệp ra trường.

Ngoài việc đánh giá thực trạng học nghề của học viên cũng như thực trạng quản lý học nghề của học viên, chúng tôi còn tiến hành khảo sát về những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng học nghề của học viên. Qua khảo sát 68 học viên của trung tâm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Nguyên nhân làm hạn chế chất lượng học nghề của học viên

TT Những nguyên nhân chủ yếu Tác động ảnh hưởngSL % Thứ bậc

1 Trình độ đầu vào thấp 8 11,76 9 2 Động cơ thái độ học tập chưa cao 9 13,04 8 3 Kế hoạch học tập chưa hợp lý 39 57,35 2 4 Chưa có phương pháp học tập tốt 40 58,82 1 5 Phong trào học tập chưa cao 10 14,7 7 6 Khen thưởng kỷ luật chưa kịp thời 11 16,7 6 7 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghề chưa đảm bảo 29 42,64 3 8 Sách tài liệu tham khảo còn ít 25 36,76 4 9 Sự quan tâm của giáo viên chưa sâu sắc 20 29,41 5

Từ kết quả bảng 2.15 có thể rút ra nguyên nhân cơ bản như sau:

+ Học viên chưa xây dựng được phương pháp học tập hiệu quả. Có 58,82% ý kiến cho rằng các em chưa xây dựng phương pháp học tập tốt.

+ Chưa có kế hoạch học tập chưa hợp lý (57,35%)

+ Sách, tài liệu tham khảo còn ít (36,76%),

+ Sự quan tâm của giáo viên còn chưa sâu sắc (29,41%).

Đồng thời qua phiếu hỏi cũng như đã trao đổi trực tiếp với các em học viên và giáo viên, chúng tôi cũng thấy được một số nguyên nhân từ phía trung tâm là: Công tác kiểm tra đánh giá của trung tâm còn chưa phù hợp. Trung tâm cần đặt thêm một số tiêu chí để đánh giá quá trình dạy nghề sát hợp với đặc điểm có tính chất đặc thù của trường. VD: Dự giờ thăm lớp, quan sát việc dạy và học của giáo viên và học viên để đề ra một số tiêu chí đánh giá như: giờ giảng có phù hợp với đối tượng hay không, các kiến thức giáo viên truyền đạt đã vận dụng ở mức độ nào, hệ thống bài tập giáo viên biên soạn ra sao. Điều đó nói lên đội ngũ cán bộ quản lý (ban giám đốc, Trưởng bộ môn) cần chủ động dự giờ thăm lớp và trực tiếp quan tâm đến việc dạy, việc học để đánh giá sát hợp, tổ chức, động viên quá trình dạy nghề có hiệu quả.

2.3.3.2. Thực trạng về quản lý chất lượng dạy nghề của giáo viên a) Quản lý công tác chuẩn bị bài dạy

a.1) Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên

- Ban giám đốc quy định các tổ chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên lên lớp đều phải có tập bài giảng (tự biên soạn) và giáo án mới, Bài giảng phải được thông qua và thống nhất của Tổ chuyên môn nhằm đảm bảo sự chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức và kế hoạch thực hiện trước khi lên lớp.

- Giáo án là bản thiết kế bài giảng, bản kế hoạch lên lớp cho từng đối tượng khác nhau. Ban giám đốc quy định các tổ chuyên môn và các giáo viên phải biên soạn giáo án mới cho từng bài giảng, tuyệt đối không dùng giáo án cũ. Trong giáo án thể hiện đầy đủ các bước lên lớp, nội dung giảng dạy khái quát, phương pháp giảng dạy và phân bổ thời gian cho từng phần. Giáo án phải được tổ chuyên môn duyệt và góp ý trước khi lên lớp. Ngoài ra, trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp nhằm làm

cho bài giảng sinh động, được thể hiện bằng nhiều phương pháp, giúp cho quá trình nhận thức của học viên được sễ dàng và sâu sắc hơn.

- Việc kiểm tra thực hiện các quy trình trên chủ yếu do bộ môn tiến hành hàng ngày. Ban giám đốc đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên đào tạo thường xuyên giám sát, theo dõi việc chấp hành của giáo viên. Mỗi học kỳ, năm học, ban giám đốc cùng Phòng đào tạo tổ chức các đợt kiểm tra các tổ chuyên môn để xem xét, đánh giá cụ thể số lượng, chất lượng giáo án bài giảng của giáo viên. Những biện pháp này có tác dụng tốt, làm cho ý thức giáo viên đối với việc chăm lo biên soạn bài giảng, giáo án, bài tập, ngày một nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp giáo viên chuẩn bị giờ giảng chưa tốt, không chịu nghiên cứu bổ sung bài giảng, giáo án dùng chung cho nhiều đối tượng, không biên soạn mới làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.

a.2) Tự đánh giá về việc chuẩn bị bài giảng của GV

Kết quả khảo sát của chúng tôi (số liệu được trình bày ở phần phụ lục) cho thấy:

- Chuẩn bị bài dạy: Giáo viên chuẩn bị bài dạy, phân bổ thời gian và nội dung từng chương tương ứng với từng kiểu bài, có phương pháp giảng dạy thích hợp, soạn và ký duyệt giáo án đúng lịch thời gian quy định của tổ chuyên môn. Mức độ làm tốt là 77,8%, mức độ đạt yêu cầu xem như đảm bảo đúng lịch là 22,2%.

- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Giáo viên trước khi lên lớp soạn bài tương đối tốt song việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, soạn tài liệu phát tay, thử đồ dùng phương tiện trước buổi dạy… chưa thực sự quan tâm nhiều, chưa kích thích hết được sự hứng thú, say mê học tập cho học viên. Trong đó: Mức độ là rất tốt là 33,3%, mức độ làm tốt 11,1%, mức độ bình thường xem đạt yêu cầu 44,5%, chưa tốt là 11,1%.

b) Quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên

Qua Khảo sát giáo viên dạy nghề ở- Trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt về việc thực hiện nhiệm vụ của GV trung tâm (Bảng 2.16 ở phần phụ lục), chúng ta có kết quả như sau:

- Thực hiện chương trình giảng dạy: Hầu hết cán bộ quản lý đều cho 66,7% giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy rất tốt, 22,2% giáo viên ở mức độ tốt, chỉ có 11,1% giáo viên ở mức độ bình thường.

- Lên lớp: Giờ giảng dạy trên lớp giáo viên đảm bảo đúng lịch trình các bước và chuẩn bị đánh giá xếp loại 1 giờ học, tỷ lệ này chiếm 77,8% (rất tốt và tốt), mức độ chưa đảm bảo quy trình còn lại 22, 2% (bình thường và chưa tốt)

- Tổ chức thực hành: Việc tổ chức thực hành cho học viên được giáo viên trung tâm thực hiện tốt (77,8%) như: Soạn bài tập thực hành, viết quy trình hướng dẫn công việc thực hành, trình diễn mẫu công việc thực hành, hướng dẫn học viên thực hành, tổ chức học viên hoạt động thực hành…

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên: Yêu cầu của quy định kiểm tra từ ra đề đến lúc chấm, trả bài và ghi nhận xét trên từng bài làm của học viên nhằm phản ánh đánh giá đúng đắn kết quả học nghề, từ đó có hướng điều chỉnh hành vi học nghề của học viên và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Kết quả thăm dò 11,1% giáo viên của trường chưa thấy hết yêu cầu kiểm tra. Qua xem xét một số bài kiểm tra của các giáo viên, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bài chấm ra đề chưa đi sâu vào trọng tâm của chương, điểm thành phần nhiều chổ chưa hợp lý, hầu hết các bài chỉ ghi điểm số, không ghi nhận xét cụ thể.

- Hồ sơ sổ sách chuyên môn, sinh hoạt tổ bộ môn và nâng cao trình độ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn trong hoạt động giảng dạy. Qua nhiên cứu cho thấy:

+ Hoàn thành hồ sơ, sổ sách chuyên môn: mức tốt- chiếm tỷ lệ 66,7%. + Sinh hoạt tổ bộ môn còn nặng về mặt thủ tục hành chính, chưa có các biện pháp nâng cao hoạt động chuyên môn, chưa tổ chức đều đặn các chuyên

đề thuộc lĩnh vực chuyên môn như: nội dung chương trình, kiến thức trong từng bài học hoặc phương pháp giảng dạy.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn: mức độ tốt - chiếm tỷ lệ 55,6%. Trong khi đó còn 22,2% giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

- Về phương pháp giảng dạy, nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu hiện nay là phát huy tính tích cực cùa học viên, thì mức độ đổi mới đạt yêu cầu tốt chỉ có 33,3%, còn lại 44,5% giáo viên chưa triệt để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Để tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các giáo viên trung tâm và thu được kết quả như sau: đa số giáo viên của trường nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp trực quan, thực hành, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và kỹ năng tay nghề cho học viên. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chưa đồng tình, chưa được tích cực nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy.

b.2) Thực trạng về quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên

Quá trình QL dạy nghề của giáo viên bao gồm các khâu chính:

- Quản lý việc thực hiện dạy trên lớp / hướng dẫn thực hành tại phòng thực tập.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

Ở trung tâm đã có nhiều biện pháp thực hiện quản lý tương đối tốt cả 2 khâu trên và hỗ trợ giáo viên để họ có điều kiện thực hiện tốt.

b.2.1) Quản lý công tác dạy nghề trên lớp và tại các phòng thực hành

Hoạt động dạy nghề trên lớp và tại các phòng thực hành nhằm đảm bảo cho giáo viên giảng dạy đúng quy chế, đúng lịch trình, đúng tiến độ thực hiện chương trình môn học, thời gian dạy học và quan trọng hơn cả là đảm bảo nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy có chất lượng tốt.

Trưởng bộ môn có thể căn cứ vào khả năng chuyên môn cụ thể của từng giáo viên để phân công giảng dạy cho phù hợp với sở trường của từng người, nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của họ.

Giáo viên có trách nhiệm đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình môn học theo quy định và đảm bảo thời lượng mỗi giờ học là 45 phút cho các bài học lý thuyết và 60 phút cho các bài thực hành. Việc theo dõi lịch trình, tiến độ đào tạo và sự chấp hành thời gian dạy, được ban giám đốc giao cho các nhân viên giáo vụ phụ trách, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ đào tạo về Phòng đào tạo để kiểm tra chéo 2 tuần / 1 lần. Nhìn chung, các giáo viên đã thực hiện tương đối tốt những quy định trên.

* Về nội dung giảng dạy: được thể hiện trong các chương trình môn học do Bộ LĐTBXH quy định, ngoài ra ban giám đốc còn yêu cầu các ban cố vấn, tổ chuyên môn xác định trách nhiệm cho GV phải cập nhật những nội dung có kiến thức mới triển khai để có đủ kiến thức giảng dạy đặc biệt cho các môn học chuyên ngành.

Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trước trưởng phòng đào tạo về nội dung giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, tổ trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc biên soạn và bổ sung bài giảng, dự giờ giáo viên để đảm bảo nội dung bài giảng đúng như chương trình môn học quy định. Ban giám đốc kiểm tra nội dung giảng dạy thông qua kiểm tra bộ môn và thông qua dự giờ mỗi năm học.

* Về phương pháp giảng dạy: Ban giám đốc đã chú trọng đến vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy nghiên cứu vận dụng các phương pháp giảng dạy mới như: PP nêu vấn đề, giải quyết tình huống, lấy HV làm trung tâm… nhằm mục đích đề cao tính chủ động nhận thức của người học, nâng cao kỹ năng thực hành của HV.

Để tạo điều kiện cho giáo viên, thúc đẩy họ tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy trên lớp. Ban giám đốc đã thực hiện một số biện pháp chính như sau:

- Tăng cường các thiết bị dạy học để phục vụ giảng dạy và thực hành

- Trung tâm khuyến khích giảng viên sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy. Học viên thường xuyên được tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm để chuẩn bị các bài thuyết trình. Với phương pháp học như vậy, học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề ở trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w