Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề ở trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1.Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong bối cành Việt nam đã là thành viên của WTO, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, phát triển đào tạo nghề được coi là vấn đề then chốt, nhằm tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có kỹ năng và có bản lĩnh chính trị vững vàng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển Giáo dục, Đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là:

“Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”.

Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt nam thời kỳ đẩy mạnh CNH , HĐH đất nước: “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm với khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân”.

Nghị quyết của quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/06/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: Nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý và ưu tiên cho ngân sách phát triển dạy nghề.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục - năm 2005, quy định dạy nghề có 3 trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề); Luật dạy nghề năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong luật dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa”. Ngày 29/5/2012 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 630/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020”. Một trong những quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 đó là : “Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở dử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động”. Tiếp đó, ngày 31/8/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, Trong đó có 2 dự án liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dạy nghề: dự án 1: Đổi mới và phát triển dạy nghề nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống dạy nghề có năng lực đào tạo lao động kỹ năng nghề cao, từng bước tạo đột phá về chất lượng dạy nghề; hỗ trợ phát triển đồng bộ khoảng 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, hình thành 26 trường chất lượng cao; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% vào năm 20015. Dự án 2: đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mục tiêu nhằm đào tạo nghề cho 2,45 triệu lao động nông thôn, trong đó đặt hàng

dạy nghề cho 115,3 nghìn người thuộc diện hộ nghèo, người có công với cách mạng và con cái của họ, người tàn tật, người dân tộc thiểu số,… Theo đó, công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng, giúp cơ quan chức năng quảng bá, tuyên truyền rộng rãi về công tác dạy nghề; cũng như giúp đối tượng hưởng thụ nắm bắt được những chủ trương, chính sách quyền lợi… từ đó thực thi các chính sách thiết thực hơn.

Để thực hiện chủ trương và với mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% tổng lao động xã hội, trong đó qua đào tạo nghề đạt 32% trong năm 2010, một trong những giải pháp chính sách có tính đột phá là hình thành hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật với 3 cấp trình độ (Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) như Luật Dạy Nghề 2006 quy định, thực hiện liên thông giữa các trình độ đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cung ứng được lao động với quy mô, cơ cấu và chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, một trong những quan điểm chủ đạo là:

- Đổi mới toàn diện và triệt để dạy nghề theo hướng cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động.

- Mở rộng quy mô đào tạo nghề đi đối với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa từ mục tiêu, chương trình và các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Như vậy, nâng cao chất lượng dạy nghề cho học sinh, sinh viên đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trung tâm dạy nghề nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy nghề ở trung tâm đào tạo truyền thông Trí Việt thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38 - 40)