Nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai trong công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

giải phóng mặt bằng

Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế nhưng nếu Nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà không có những biện pháp bảo đảm được thực hiện thì pháp luật cũng không thể phát huy được vai trò, tác dụng của mình. Vì thế, cùng với việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn đảm bảo cho pháp luật được thi hành.

Công tác GPMB, đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai (giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, giữa các tổ chức kinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa cá nhân với nhau), mà còn thể hiện về các mối quan hệ về chính trị, xã hội... Thực tế đã khẳng định công tác GPMB trong những năm qua là điều kiện tiên quyết khi triển khai thực hiện dự án, từ đó khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc xem xét giải quyết TCĐĐ, đặc biệt là trong công tác GPMB có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để PLĐĐ phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết TCĐĐ mà các quan hệ đất đai nói chung, công tác GPMB nói riêng được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của NSDĐ, cần giáo dục ý thức pháp luật cho công dân để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết TCĐĐ là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ

nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hại đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. Đó cũng là công việc có ý nghĩa quan trọng để tăng cường pháp chế trong lĩnh vựa quản lý và sử dụng đất đai.

Tiểu kết chương 1

Trong điều kiện quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề lợi ích về kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giao đất ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy, vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Công tác đền bù GPMB còn là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp, đòi hỏi được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai (giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, giữa các tổ chức kinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa cá nhân với nhau), mà còn thể hiện về các mối quan hệ về chính trị, xã hội.

Giải quyết các TCĐĐ trong GPMB hiện nay rất cần sự can thiệp sâu sát của nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước không chỉ giải quyết bằng những mệnh lệnh hành chính, quyết định hành chính cứng nhắc mà cần có những biện pháp điều tiết được tiến hành thông qua các công cụ quản lý kinh tế mềm mại, linh hoạt và dân chủ. Do đó, cần nghiên cứu, sử dụng hiệu quả hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô để giải quyết tốt các TCĐĐ hiện nay.

Ở nước ta, Nhà nước vừa là "người chủ" đại diện cho sở hữu toàn dân về đất đai, vừa là người tiêu dùng đất rất lớn để phục vụ sự phát triển của đất nước, trong đó có các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước vừa là chủ thể sở hữu, sử dụng đất, vừa là người cung ứng đất (qua việc giao đất, co thuế

đất), nhưng lại là trọng tài xử lý các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai, BĐS. Rõ ràng, Nhà nước có rất nhiều chức năng, vai trò trong việc điều tiết sử dụng đất đai. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả, hiệu lực các công cụ quản lý vĩ mô, đặc biệt là công cụ luật pháp là điều càng cần thiết nhằm giải quyết tốt các TCĐĐ hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)