b) Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND
3.1.1.4. Chính sách của ngân hàng thế giới về giải phóng mặt bằng đối với các dự án cho Việt Nam vay vốn để xây dựng các công trình cơ sở
đối với các dự án cho Việt Nam vay vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Về cơ bản, các dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đều có chính sách về đền bù thiệt hại, tái định cư do các dự án này đưa ra.
Các chính sách này có nhiều điểm khác biệt so với luật lệ, chính sách của Nhà nước Việt Nam nên một mặt có thể có những khó khăn nhất định
trong việc áp dụng cho các dự án vay vốn và đặc biệt có khả năng gây ra một số vấn đề xã hội nhất định, song mặt khác cũng có những ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện chính sách đền bù và tái định cư cho những người bị thu hồi đất của các dự án khác. Các chính sách của (WB) được thể hiện như sau:
+ Về mục tiêu.
Mục tiêu chủ yếu của Nhà nước Việt Nam chỉ dừng lại ở việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất. Điều này có thể xuất phát từ thời bao cấp tập trung, khi còn thịnh hành quan niệm về lợi ích xã hội và lợi ích công cộng được đặt lên trên hết, và do đất đai là sở hữu toàn dân, khi cần nhà nước có thể lấy lại được ngay, còn việc đền bù thiệt hại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể chứ không phải là bắt buộc (vì một số dự án nhà nước động viên nhân dân phá dỡ nhà cửa, trả lại một phần đất đai mà không cần đền bù), riêng việc các hộ bị ảnh hưởng phải tự khắc phục các khó khăn gặp phải được coi là hết sức bình thường, dù cho họ có thiệt thòi ít nhiều so với trước. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của tập thể hay của toàn xã hội.
Mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm thiểu tối đa tái định cư và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển được đền bù và hỗ trợ sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án. Xuất phát từ mục tiêu này, chính sách tái định cư của ADB phải bao hàm toàn bộ quá trình từ đền bù, giúp di chuyển và khôi phục các điều kiện sống, tạo thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng bằng mức ít nhất như khi không có dự án.
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, bên cạnh lợi ích chung của cộng đồng thì lợi ích cá nhân ngày càng được khuyến khích và bảo vệ, như là một trong những động lực của sự phát triển. Từ mục tiêu "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" đã chuyển dần sang mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", lấy con người làm trọng tâm của sự phát triển. Tuy nhiên do kinh
tế còn nhiều khó khăn và nguồn vốn hạn chế, mục tiêu GPMB vẫn được đặt trên mục tiêu khôi phục cuộc sống cho người bị thu hồi đất. Mặc dù Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ đã tăng thêm mức đền bù cũng như các chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống và các hoạt động sản xuất của người bị thu hồi đất, song vẫn chưa đạt được mục tiêu khôi phục mức sống như khi không có dự án. Vì vậy các dự án do ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á... cho vay phải được các bộ chủ quản dự án thông qua như các chương trình tái định cư đặc biệt và khi tổ chức thực hiện cũng thường gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc gây ra sự mất bình đẳng giữa các cá nhân và hộ gia đình trong cùng một địa phương nhưng lại hưởng các chế độ chính sách đền bù khác nhau của các dự án khác nhau.
+ Về vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư.
Đây là một trong những khác biệt có khả năng gây ra vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách tái định cư của ADB mà theo đó thì NSDĐ thiếu các chứng chỉ hợp về QSDĐ sẽ không phải là vật cản đối với việc đền bù thiệt hại, chỉ những người "nhảy dù" sau ngày kết thúc danh sách các hộ bị ảnh hưởng nhằm mục đích kiếm lời từ chính sách đền bù thiệt hại của dự án mới là những người bất hợp pháp và không được đền bù, còn tất cả những người tồn tại trước ngày lập danh sách này đều có quyền được đền bù, không phụ thuộc vào quyền sở hữu đối với đất thu hồi. Trong khi đó các chính sách của Nhà nước ta chỉ đền bù cho những người có QSDĐ hợp pháp hoặc có khả năng hợp pháp hóa QSDĐ. Tuy nhiên, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP có quy định thêm đối với các trường hợp không được đền bù thiệt hại về đất là: "Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể", chính nội dung này đã làm mối nối, bù đắp sự khác biệt giữa hai chính sách của Nhà nước ta và ADB.
Theo chính sách của ADB thì đất đai và tài sản phải được đền bù bằng giá trị thay thế, đảm bảo tái tạo lại được các tài sản như khi không có dự án. Tuy Nhà nước ta đã và đang tiến gần tiến gần tới chính sách của ADB nhưng không hoàn toàn giá trị thay thế như cách hiểu của ADB.
+ Về thời hạn đền bù và tái định cư.
Theo chính sách của ADB thì việc đền bù và tái định cư bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi đó Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào GPMB xong thì thi công trước để chống lấn chiếm..., ví dụ như việc xây dựng mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì GPMB đến đâu thi công đến đấy). Do vậy nhiều gia đình còn chưa kịp sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới để có nơi ở ổn định trước khi giải tỏa.
+ Về công tác định cư khôi phục cuộc sống cho người bị ảnh hưởng. Công tác tái định cư đòi hỏi các chủ dự án phải quan tâm nhiều hơn nữa và giúp đỡ những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình tái định cư, từ việc tìm nơi ở mới thích hợp cho một khối lượng lớn chủ sử dụng đất phải di chuyển, phải tổ chức các khu tái định cư, trợ giúp chi phí vận chuyển, xây dựng nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ... tại khu tái định cư.
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP cũng có quy định các chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất của các hộ phải di chuyển, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhiều chính sách đã không được áp dụng một cách có hiệu quả và đời sống của những người bị di chuyển vẫn không được khôi phục như mục tiêu đã đề ra.
Ngân hàng coi việc lập kế hoạch cho công tác tái định cư ở tất cả các dự án có tái định cư không tự nguyện là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch tái định cư phụ thuộc vào số lượng và mức độ bị ảnh hưởng của dự án đến người bị thu hồi đất. Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về kế hoạch tái định cư.
+ Về quyền được tham gia tư vấn của người bị thu hồi đất.
Quy định của Ngân hàng là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như chính sách đền bù, tái định cư của dự án cho các hộ dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện công tác tái định cư.
Luật đất đai của chúng ta quy định: "Trước khi thu hồi đất, phải thông báo cho người sử dụng đất biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển và phương án bồi thường thiệt hại". Trên thực tế, việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó, vì đúng là việc thu hồi đất là của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, tái định cư ra sao hầu như không trả lời ngay được.
+ Về phạm vi xác định người thuộc diện " bị ảnh hưởng".
Theo ADB, những người bị ảnh hưởng là những người bị mất toàn bộ hay mất phần tài sản vật chất hay phi vật chất, kể cả đất đai và tài nguyên của gia đình như: rừng, khu đánh cá... Do vậy, phạm vi bị ảnh hưởng của dự án phải quan tâm là rất rộng.
Theo chính sách hiện hành tại Việt Nam, chỉ những người mất đất và các tài sản gắn liền với đất mới thuộc đối tượng được đền bù, hỗ trợ. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP mới mở rộng phạm vi những người bị ảnh hưởng là cán bộ, công nhân viên của tổ chức kinh tế phải di chuyển trong thời gian ngừng sản xuất, còn các đối tượng khác chưa thuộc phạm vi này.
* Bài học rút ra từ việc nghiên cứu chính sách quản lý, sử dụng đất đai và chính sách thu hồi đất, đền bù, giải tỏa ở một số quốc gia
- Mặc dù chế độ sở hữu đất đai khác nhau nhưng chính sách, pháp lý về thu hồi đất, đền bù giải tỏa là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển;
- Công tác quy hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo sự phát triển bền vững. Việc xây dựng quy hoạch được tiến hành từng bước, khoa học, thận trọng mang tính chiến lược lâu dài thể hiện rõ vai trò, vị trí của đất đai trong nền kinh tế thị trường;
- Hầu hết ở các quốc gia, Nhà nước vừa là người tạo dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, vừa là "bà đỡ" cho NSDĐ khi họ bị thu hồi đất với quan điểm không chỉ đủ diện tích đất bị thu hồi, đảm bảo tốt nhất điều kiện sống cho người có đất, có nhà ở bị mất mát mà còn đạt được mục tiêu tốt hơn về mọi điều kiện so với trước khi bị thu hồi đất.
- Để có quỹ đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, công cộng lợi ích của quốc gia, chính quyền chịu trách nhiệm thu hồi đất thông qua hoạt động của các tổ chức (được hiểu là tổ chức phát triển quỹ đất) để cho các đơn vị thực hiện dự án theo quy hoạch có được quỹ đất, quỹ nhà đầy đủ bồi thường cho người bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng đối đầu giữa nhà đầu tư và chủ đất trong quá trình đền bù GPMB. Không có hiện tượng tư nhân thương lượng với người dân để mua lại đất xây dựng các công trình nhà ở, cơ sở thương mại để kinh doanh.
- Về giá đất và giá bồi thường ở các nước này được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc xây dựng giá đất được dựa trên từng loại đất theo hình thức sở hữu, việc tính toán bồi thường bảo đảm yêu cầu và ở mức thỏa đáng theo quy định của pháp luật; giá tính bồi thường căn cứ theo giá của cơ quan định giá dưới sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ; chính phủ bồi thường cho người bị
thu hồi đất mức giá cao theo giá thị trường (giá thực tế mua bán) và người dân không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
- Điều kiện tốt nhất để thực hiện hiệu quả thu hồi đất là trước khi lập phương án thu hồi đất và tái định cư phải tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng để thu thập đầy đủ các thông tin. Việc điều tra tỷ mỉ, thận trọng cũng như việc công bố công khai phương án thu hồi đất, phương án bồi thường thiệt hại sẽ tạo bằng chứng chắc chắn cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chính xác, công bằng, giảm thiểu được khó khăn cho người có đất bị thu hồi.