Án thành lập Tổng công ty đền bù giải tỏa mặt bằng

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

b) Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND

3.1.2. án thành lập Tổng công ty đền bù giải tỏa mặt bằng

Từ kinh nghiệm thực tế thương lượng đền bù giải tỏa thành công 10 dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Thuận, trong đó có không ít dự án theo cảnh báo của nhiều địa phương là "rất gai góc", Công ty Đức Khải đã mạnh dạn trình đề án lên Chính phủ. Một vấn đề khiến cho nhiều người dân tại các dự án đồng tình với cách làm của Công ty Đức Khải là áp dụng nguyên tắc: chủ đầu tư và người dân trong phạm vi dự án đều có lợi. Đơn cử như việc giải tỏa di dời gần 200 hộ dân tại chung cư 289 Trần Hưng Đạo. Dự án này được giao cho một doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2002 nhưng không thực hiện được việc đền bù giải tỏa. Cuối năm 2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Công ty Đức Khải và chỉ trong vòng 3 tháng, Công ty này đã tiến hành thương lượng đền bù, di dời được 80% số hộ dân tại chung cư. Trong số hộ dân đã đền bù, có gần 50% tình nguyện góp vốn và trở thành cổ đông của Đức Khải. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng mà Đức Khải đưa ra trong đề án là "tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có thể góp vốn với doanh nghiệp bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn trực tiếp và được chia lợi nhuận từ kết quả đầu tư".

Theo đề án:

- Về tài chính: Vốn điều lệ của Tổng công ty đền bù giải tỏa Việt Nam là 1.650 tỉ đồng. Công ty sẽ tự ứng tiền trước cho người dân bị giải tỏa khi được triển khai thí điểm ở một vài dự án ban đầu. Về lâu dài, sẽ huy động thêm nguồn vốn từ các quỹ chứng khoán, quỹ đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở nguồn vốn 100% của đơn vị tham gia việc đền bù giải tỏa, tiền lời sau khi đấu giá đơn vị sẽ nộp 28% thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế khác đúng và đủ theo quy định hiện hành. Công ty cũng cam kết sẽ trích nộp 10% lợi nhuận sau thuế của công ty vào quỹ phúc lợi xã hội của địa phương nơi có dự án.

- Về quy trình thực hiện đền bù giải tỏa tại một dự án có 3 bước: + Đối với các dự án đã được phê duyệt quy hoạch tổng thể, sẽ lập hồ sơ đăng ký với chính quyền địa phương làm thủ tục tạm giao đất và sau đó đơn vị sẽ bỏ vốn ra trực tiếp thương lượng thỏa thuận với dân.

+ Khi đã được chính quyền địa phương chấp thuận, sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố họp dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và nhu cầu thực tế của dân. Nếu hộ dân nào muốn tái định cư, đơn vị sẽ tìm mua nhà có vị trí phù hợp với nguyện vọng của họ, hộ dân nào có nhu cầu nhận tiền đền bù tự lo chỗ ở mới thì đơn vị sẽ lập tức thanh toán tiền.

+ Giao "đất sạch" đã giải tỏa xong cho chính quyền địa phương tổ chức đấu giá.

Từ đề án của Công ty Đức Khải cho thấy:

- Đề nghị thành lập Tổng công ty cổ phần đền bù giải tỏa là có thể chấp nhận được bởi thực hiện phương thức này có thể tranh thủ nguồn vốn xã hội cho công tác bồi thường GPMB và tạo quỹ "đất sạch" cho các nhà đầu tư thực hiện dự án".

- Việc thành lập Tổng công ty cổ phần đền bù giải tỏa là một trong những nội dung điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, theo quy định của luật này, Công ty cổ phần Đức Khải cùng với nhiều nhà đầu tư khác có thể góp vốn thành lập công ty hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, trong đó có việc đầu tư đền bù, GPMB, mà không cần phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)