Nông dân và giá đền bù

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

b) Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND

2.2.1.Nông dân và giá đền bù

Khi đặt câu hỏi với một số cán bộ làm công tác GPMB các dự án trọng điểm: khó khăn nào là lớn nhất trong việc thực hiện công tác bồi thường giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất, câu trả lời đầu tiên mà chúng tôi nhận được luôn là: giá đất. Người dân thường không đồng tình với giá đất đền bù khi

Nhà nước thu hồi. Dù rằng tiền GPMB thường chiếm từ 70 - 80% tổng chi phí một dự án nhưng có tới 99,99% các dự án bị chậm tiến độ có nguyên nhân từ GPMB. Và sau rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung, có thể nói, cơ chế GPMB hiện nay vẫn tỏ ra không hiệu quả, bằng chứng là việc thu hồi đất rất ỳ ạch, đa phần dự án kéo dài 2 - 5 năm thậm chí là 10 năm.

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP quy định chi tiết là nếu giá do UBND tỉnh quy định không phù hợp với giá trị thị trường trong điều kiện bình thường thì phải định giá lại cho phù hợp, điều này thể hiện quan điểm là đền bù thỏa đáng cho người dân. Có thể nói Nghị định số 17/2006/NĐ-CP đã góp phần tháo gỡ khó khăn và ách tắc trong việc thực hiện các chính sách về bồi thường. Trong một thời gian dài giữa cung, cầu, nhận thức về cơ chế thị trường còn có những điều bất cập và hiểu biết chưa thực sự thấu đáo, và quan trọng là phải coi đất đai là hàng hóa.

Liên tục trong nhiều số báo cuối năm 2006, đầu năm 2007, Báo Lao động đã phản ánh tình trạng đền bù đất và hoa màu cho người dân tại Khu du lịch Thiên Đàng - Dung Quất quá thấp, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Tuy nhiên, đã nhiều tháng nay, vụ việc không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.

Ngày 16.5.2007, xe ủi của Khu du lịch Thiên Đàng đã đến trước cổng nhà ông Lê Minh Hoàng (người có 20 ha đất tại đây, nhưng không được đền bù sòng phẳng) để san ủi mặt bằng. Ông Hoàng đã ra ngăn cản liền bị đội bảo vệ bắt trói. Sự việc bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa như sau: Năm 2004, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất đã lấy trên 20 ha đất cát ven biển của ông Lê Minh Hoàng cấp cho Khu du lịch Thiên Đàng. Với việc áp giá 5.000/m2 đất, ông Hoàng hy vọng sẽ nhận được một khoản tiền lớn (khoảng 1 tỉ đồng). Thế nhưng, khi nhận tiền, ông Hoàng chỉ nhận được 630 triệu, gồm tiền đền bù đất, cây cối, hoa màu và vật kiến trúc, trong đó, số diện tích đất được đền bù là 5,5 ha thay vì 20 ha. Thực tế, ông Hoàng vẫn không nhận đủ số tiền 630 triệu nói trên mà Ủy ban nhân dân xã Bình Thạnh - nơi ông Hoàng cư trú - đã vào tận Kho bạc Quảng Ngãi nhận trước của ông 124,9 triệu, gọi là tiền đất của xã!

Lý giải cho việc này, ông Phan Đình Lên - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Thạnh - nói: "Trong số 5,5 ha mà ông Hoàng được nhận đền bù ấy, thực chất là ông ta chỉ có một nửa, nửa còn lại là của xã. Xã quản lý đất bờ, còn ông Hoàng quản lý đất ruộng!". Một điều tréo ngoe là, ông Hoàng nhận tiền đền bù (630 triệu, bị xã "chặn" 124,9 triệu) ngày 4.8.2006 thì ngày 11.10.2006, UBND huyện Bình Sơn ra Quyết định số 2237 QĐ-UBND về việc thu hồi đất của ông Hoàng giao cho khu du lịch Thiên Đàng với diện tích là 99.773,5m2

Hoàng được nhận đền bù). Nhận tờ quyết định này, ông Hoàng không biết bây giờ mình sẽ được nhận số tiền đền bù trên diện tích đất gần 10 ha hay nhận tiền đền bù 20 ha như thực tế kiểm kê?" Ông liên tục khiếu kiện nhưng chỉ nhận từ Ban đền bù giải phóng mặt bằng của tỉnh Quảng Ngãi những cái lắc đầu: "Ông nhận đủ tiền rồi, phải di dời ngay! [16, tr. 3].

Có thể thấy nhiều lý do dẫn đến khiếu kiện kéo dài:

- Trước hết, đụng đến vấn đề đất đai là đụng đến cái tài sản căn bản nhất của người dân, nhất là những người dân vùng nông thôn. Trao đất cho Nhà nước và cầm tiền bồi thường ra thị trường lại không mua được chỗ ở mới bằng nửa chỗ ở cũ, rồi những thiệt thòi vô hình khác gắn liền với đất bị thu hồi như hoa màu, việc chuyển đổi nghề nghiệp … Vấn đề "đền bù thỏa đáng cho nông dân mất đất đang trở thành nỗi nhức nhối thời nay" [22].

- Quy trình khiếu kiện hiện nay có đáng tin cậy không? Câu trả lời là không, bởi hiện nay chúng ta đang thiết kế quá trình khiếu kiện rất "không đáng tin cậy": muốn khiếu kiện xã thì phải lên huyện, muốn khiếu kiện huyện thì phải lên tỉnh… Nhưng phần lớn các khuất tất trong đất đai đều có "hình bóng" của những người ở cấp cao hơn cấp mà dân đang muốn khiếu kiện. Vậy làm sao để dân tin rằng mình sẽ được giải quyết công bằng và chính quyền cấp cao hơn không bao che cho cấp dưới? Do đó, chúng ta cần phải thiết kế lại quy trình khiếu kiện để dân tin vào sự công minh của các phán quyết.

Bài học "cán bộ địa phương cố tình làm sai mà không bị xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm thì dân sẽ phản ứng" vẫn chưa được rút tỉa một cách nghiêm túc nên dẫn tới sự bất mãn trong dân, làm cho dân phải đi khiếu kiện.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)