Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại tố cáo đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

liên quan đến giải phóng mặt bằng

- Nguyên nhân từ chính sách đất đai

Ở nước ta trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước đã phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành cho nên đã dẫn đến việc quản lý đất đai còn thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, chồng chéo. Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý, như đất nông nghiệp do ngành nông nghiệp quản lý. Đất chuyên dùng thuộc ngành nào thì ngành ấy quản lý. Đất lâm nghiệp do ngành lâm nghiệp quản lý dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp cũng như đối với đất chuyên dùng. Nhiều lúc cũng xảy ra hiện tượng có loại đất do nhiều cơ quan quản lý, nhưng cũng có loại không có cơ quan nào quản lý dẫn đến việc sử dụng đất tùy tiện, tranh chấp lẫn nhau.

Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 404/CP thành lập Tổng cục quản lý ruộng đất, giúp Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trên cả nước. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng quản lý đất đai của Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo, có khi còn sai lầm do trình độ quản lý chưa cao. Hồ sơ địa chính còn

chưa hoàn thiện, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định QSDĐ của các chủ thể, không phản ánh được thực trạng sử dụng đất đai. Quy hoạch đất đai chưa đi vào nề nếp, vì vậy rất khó xử lý các trường hợp vi phạm.

Chính sách đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai chưa nhất quán, đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng các chính sách còn tùy tiện dẫn đến người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng đất. Ngược lại, người không có khả năng sản xuất vẫn được chia ruộng đất dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả. Những sai lầm trọng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc như nóng vội, gò ép, đưa quy mô hợp tác xã lớn không phù hợp với trình độ quản lý kinh tế trong nông nghiệp.

Một số nơi có những trường hợp giải quyết làm cho nhân dân hiểu rằng Nhà nước có chủ trương trả lại ruộng đất cũ, trả lại đất ông cha. Mặt khác, việc Nhà nước luôn tách nhập hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới, việc xác định địa giới hành chính không kịp thời hoặc không rõ ràng làm cho tình hình TCĐĐ càng trở nên phức tạp thêm.

Việc điều tra, xem xét, giải quyết các TCĐĐ còn tùy tiện, và kém hiệu lực. Cán bộ quản lý đất đai còn thiếu gương mẫu, tùy tiện vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Công tác tuyên truyền, phổ biến PLĐĐ chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản PLĐĐ của Nhà nước chưa được phổ biến trong nhân dân.

Như vậy, qua phân tích những nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ cho ta thấy rằng, đa số TCĐĐ nảy sinh do những sai lầm trong xây dựng chính sách về đất đai mang nặng tính duy ý chí. Nhìn nhận về bản chất các TCĐĐ trong những năm qua, chúng ta thấy nổi nên những vấn đề sau:

Thứ nhất, TCĐĐ về phương diện nào đó có thể hiện sự gắn bó trở lại của người dân đối với đất đai, đó là điều quan trọng nhất, đồng thời thể hiện trình độ dân trí ngày càng cao. Họ đã biết đòi hỏi sự công bằng và bình đẳng dân chủ trong quan hệ ruộng đất.

Thứ hai, TCĐĐ thể hiện những chính sách cũ về đất đai đã bộc lộ những bất hợp lý cơ bản. Một số chính sách cụ thể như tách, nhập hợp tác xã, chính sách định canh, định cư, xây dựng kinh tế mới hoặc tách, nhập các đơn vị hành chính. Bên cạnh những ưu điểm, nó còn thể hiện những nhược điểm như do không chính xác định ranh giới đất đai rõ ràng trên bản đồ và thực tế cũng làm nảy sinh các TCĐĐ thậm chí đến mức gay gắt.

Thứ ba, kết cấu đất đai - nhân khẩu - lao động ngày càng trở nên căng thẳng hơn, nhất là trong điều kiện ngành, nghề kém phát triển, lao động dư thừa... ở nông thôn làm cho TCĐĐ càng dễ nảy sinh.

Thứ tư, TCĐĐ còn thể hiện nhận thức không đúng về chế độ sở hữu đất đai của một số cán bộ lãnh đạo quản lý và không ít người dân bình thường. Đồng thời TCĐĐ cũng bị một số kẻ xấu lợi dụng kích động làm phức tạp thêm tình hình.

Thứ năm, hình thức, mức độ các dạng tranh chấp phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, tập quán canh tác, lối sống từng dân tộc.

- Nguyên nhân từ lịch sử sử dụng đất đai

Lịch sử đã để lại hậu quả khác nhau trên đất nước ta. Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất của người dân. Từ năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Do đó, tình hình sử dụng đất đai ở giai đoạn này tương đối ổn định. Hơn 30 năm, ruộng đất bị tập

thể hóa, cơ cấu ruộng đất - hộ nông dân không còn cơ sở. Chính vì vậy, TCĐĐ ở miền Bắc ít mang tính chất hộ - hộ hơn nhiều so với miền Nam và số vụ TCĐĐ ở miền Bắc cũng ít hơn, song đa số lại mang tính tập thể.

Tuy nhiên, ở miền núi phía Bắc về cơ bản trước đây không thực hiện cải cách ruộng đất (chỉ cải cách dân chủ), cấu trúc ruộng đất hầu như vẫn còn như cũ (ruộng bậc thang). Hợp tác xã nhiều nơi chỉ còn là hình thức, cho nên khi thực hiện Nghị quyết 10 ở những nơi chỉ đạo, lãnh đạo không tốt, bà con lại hiểu là "Chính phủ phải trả lại ruộng đất cũ" dẫn đến tình trạng đòi lại đất ông cha (kể cả trước 1954). Thậm chí có địa phương không giải quyết thỏa đáng để bà con phá cả công trình thủy lợi nhằm lấy lại ruộng cũ.

Đồng thời do dân số tăng lên làm cho tình trạng đất đai canh tác ngày càng một ít đi, dẫn đến tranh chấp giữa các đơn vị hành chính nhằm chiếm những mảnh đất để dân cư của địa phương sản xuất. Ở miền núi, do tập tục du canh, du cư đồng bào dân tộc ít người sống ngày gần nhau nhưng không có địa giới rõ ràng, các bãi chăn thả gia súc khai thác chung dẫn đến mâu thuẫn với nhau (tranh chấp). Ví dụ như: Người Thái ở gần người Mèo, người Thái trồng đậu tương, người Mèo chăn thả ngựa tự do phá đậu của người Thái thế là tranh chấp nhau. Mặt khác, đây là các dân tộc sống chủ yếu ở vùng rừng núi, biên cương của Tổ quốc trình độ dân trí còn thấp dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy, nếu không giải quyết một cách thỏa đáng các tranh chấp sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước, gây mất ổn định an ninh xã hội.

Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến tình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp. Về cơ bản đất đai ở vùng này có lịch sử phát triển từ nhiều thế kỷ trước. Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã tiến hành chia ruộng đất hai lần cho nhân dân vào năm 1949 - 1950 và năm 1954. Nhưng đến năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện việc "truất hữu" mà thực chất là nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng. Tước đoạt

ruộng đất mà cách mạng đã chia cho nhân dân, còn trong vùng giải phóng chính quyền cách mạng bảo vệ thành quả và tiếp tục chia đất cho nhân dân.

Trong thời kỳ chiến tranh, do tình hình "cài răng lược" hai bên cùng tìm cách lấn chiếm mở rộng vùng ảnh hưởng, có lúc vùng giải phóng co lại rất hẹp, điều này làm cho quan hệ ruộng đất ở vùng chiến sự, vùng tranh chấp bị biến động thường xuyên. Hơn nữa, do chiến tranh các chủ sở hữu cũng bị thay đổi, kéo theo ruộng đất cũng bị thay đổi nhiều lần, thậm chí không có giấy tờ, người này bỏ đi người khác đến. Đó là những yếu tố xã hội rất phức tạp dẫn đến những tranh chấp ruộng đất sau này.

Sau năm 1975, một loạt chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai đã tác động đến việc nảy sinh TCĐĐ. Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường quốc doanh. Những tổ chức này đã bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhưng sử dụng kém hiệu quả, đặc biệt là qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào năm 1978 - 1979 và năm 1982 - 1983 với chính sách chia cấp theo kiểu bình quân đã dẫn đến những xáo trộn lớn về ruộng đất, về ranh giới và mục đích sử dụng.

- Nguyên nhân chủ quan trong thực thi pháp luật

Công tác bồi thường, GPMB chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước (đại diện sở hữu toàn dân về đất đai) và quyền của người SDĐ đã được pháp luật công nhận; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội, lợi ích nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi; không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

- Nguyên nhân do cơ sở dữ liệu và quản lý địa chính

Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai của các địa phương. Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất, cấp GCN QSDĐ chậm; công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng

mức, các đại phương cũng ít chú ý công tác hậu kiểm đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất.

- Nguyên nhân do cơ chế giải quyết tranh chấp chưa phù hợp

Tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và bất cập so với yêu cầu thực tế. Nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác.

- Những nguyên nhân khác

Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức; sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)