Dự báo tình hình huy động vốn của các NHTM thời gian tới

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Ngãi (Trang 78 - 80)

- Về lãi suất cơ bản và lãi suất huy động VNĐ của các NHTM

Trong năm 2008, xu hướng mức lãi suất cơ bản phụ thuộc nhiều vào chỉ số giá cả vì mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát của các NHTMCP thường từ 17,4-18,9%/năm, cá biệt cĩ thời điểm 19% và hơn 19%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức từ 20%-21%/năm. Năm 2009, lãi suất bình quân khoảng 9,5%/năm. Sáu tháng đầu năm 2010 lãi suất dao động từ 10,49%-11,5%/năm. Ngày 25/6/2010, Thống đốc NHNN đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các NHTMQD và một số NHTMCP lớn để thống nhất việc đồng thuận hạ lãi suất huy động và cho vay. Theo đĩ, từ tháng 7/2010, lãi suất huy động sẽ giảm từ 11,5%/năm xuống 11,2%/năm và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh xoay quanh mức 10%/năm vào quý 4/2010, đưa lãi suất cho vay về 12%/năm.

Hiện nay, lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8%/năm. Đối với lãi suất huy động của các NHTM, hiện nay nếu phản ánh đúng cung cầu trên thị trường sẽ vào khoảng 13-14%/năm. NHNN khuyến nghị các NHTM khơng cạnh tranh bằng mọi giá trên thị trường tiền tệ gây xáo trộn về mặt bằng lãi suất huy động vốn VNĐ.

- Về lãi suất USD: kinh tế thế giới đang cĩ sự phục hồi nhưng do nền kinh tế Mỹ vẫn nhiều yếu tố chưa ổn định nên Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản USD trong khoảng 0%-0,25%/năm ít nhất là trong 6 tháng đầu năm sẽ khiến lãi suất nước ngồi sẽ vẫn ở mức thấp. Đối với thị trường trong nước, về lãi suất trong nước trong năm 2010 sẽ vẫn ở mức cao hơn lãi suất trên thị trường nước ngồi chỉ khoảng 0,5%-1%/năm.

- Cạnh tranh trong huy động vốn dự báo ngày càng quyết liệt hơn do:

Huy động vốn sẽ vẫn tiếp tục căng thăng khi tăng trưởng tín dụng năm 2010 giới hạn ở mức 24%-25% và cung tiền chỉ trong khoảng 18,5%-20% và đặc biệt nhiều khả năng Chính phủ sẽ tập trung hố nguồn tiền gửi của KBNN đang gửi tại các NHTMQD để bù đắp ngân sách nhà nước đang thâm hụt ở mức cao. Đồng thời, Bộ tài chính đang yêu cầu Bảo hiểm xã hội hỗ trợ ngân sách nhà nước khoảng 37.000 tỷ đồng thơng qua mua trái phiếu hoặc cho vay trực tiếp. Để đáp ứng yêu cầu này, Bảo hiểm xã hội dự kiến dẽ rút các khoản tiền gửi trung dài hạn đáo hạn trong năm 2010 tại các NHTMN, trong đĩ tại BIDV là 2.175 tỷ đồng.

- Dự báo tình hình huy động vốn của các NHTM

Vấn đề huy động vốn trên thị trường cĩ xu hướng ngày càng căng thẳng gây sức ép đến an tồn thanh khoản trên thị trường ngân hàng, tốc độ tăng huy động vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, cĩ một số tổ chức tín dụng gần đây phải dùng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng để giải ngân tín dụng. Nguyên nhân của sự căng thẳng về huy động vốn là do:

+ Vốn của hệ thống KBNN, các tập đồn, các quỹ do Nhà nước quản lý sẽ được rút ra để sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu ngân sách, kích thích đầu tư.

+ Theo tập quán, nhu cầu rút tiền mặt của doanh nghiệp và người dân từ nay cho tới Tết Nguyên Đán sẽ tăng mạnh.

+ Nhu cầu giải ngân tín dụng tiếp tục gia tăng, nhất là trung dài hạn, trong khi NHNN vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng (thậm chí cĩ thể thắt chặt dần). Ngành ngân hàng là ngành cĩ mức độ cạnh tranh cao, đặc biệt là áp lực cạnh tranh giữa khối NHTMQD và khối NHTMCP đang tăng lên mạnh mẽ và đã cĩ sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP trong thời gian gần đây. Các NHTMQD một mặt thực hiên cơ cấu lại hoạt động của mình; mặt khác, phát triển sang mảng kinh doanh thế mạnh của các NHTMCP. Ngược lại, các NHTMCP trong lợi thế ngân hàng bán lẻ cũng đang tìm cách bảo vệ nền khách hàng

và lợi thế cạnh tranh của mình. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ gia tăng mạnh.

Tình hình kinh tế Việt Nam nĩi riêng và thế giới nĩi chung tuy đã cĩ dấu hiệu hồi chưa ổn định. Cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng lại tiếp tục nĩng dần lên, mặc dù khơng cam go như năm 2008 nhưng vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đĩ, các NHTM cần cĩ những giải pháp tích cực nhằm tăng cường và phát triển khả năng huy động vốn của mình một cách ổn định và bền vững.

Ngành ngân hàng hiện đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động đầu tư. Những rủi ro này đặc biệt cĩ ảnh hưởng lớn tới các ngân hàng cĩ quy mơ nhỏ với cơ cấu tài sản nhiều rủi ro.

Ngành ngân hàng hiện gặp nhiều khĩ khăn, tuy nhiên xét về dài hạn ngành cĩ tiềm năng tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, một số ngân hàng cĩ quy mơ lớn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản tốt, cĩ chiến lược phát triển rõ ràng đang cĩ lợi thế bức phá và chiếm thị phần lớn trong thị trường huy động vốn đầy khĩ khăn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Ngãi (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)