tổ chức hành chính
Công tác xây dựng kế hoạch là một khâu vô cùng quan trọng đối với tất cả hoạt động, lĩnh vực. Việc quản lý công tác xây dựng kế hoạch chính là thể hiện việc quản lý khoa học. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực trồng người.
- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác HS-SV theo từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ, từng tuần, phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng HS-SV hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Kế hoạch quản lý công tác HS-SV phải nằm trong tổng thể chung của công tác nhà trường, của các đơn vị, của các tập thể; có sự liên kết, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phòng công tác HS-SV thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý công tác này, là đầu mối xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác này.
- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV. Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú. Giải quyết tất cả các công việc liên quan đến công tác quản lý người học ở giai đoạn đầu. Tổ chức học tập chính trị đầu khóa.
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV. Xử lý các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HS-SV.
- Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV. Tham mưu, tư vấn giải quyết việc làm cho HS-SV sau khi tốt nghiệp.
1.4.3. Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh - sinh viên
Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HS-SV bao gồm các nội dung sau:
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.
- Theo kế hoạch của nhà trường, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học; tổ chức hoạt động ngoại khóa theo các chủ đề để giáo dục, rèn luyện HS-SV.
- Xây dựng quy chế, tổ chức và tạo điều kiện cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.
- Phối hợp các đơn vị, tổ chức làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.
- Tuyên truyền, bồi dưỡng, theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.
- Liên hệ với các nhà tuyển dụng để giới thiệu việc làm, nhu cầu lao động; tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV.
1.4.4. Quản lý công tác hoạt động xã hội, công tác y tế, văn nghệ, thểdục thể thao của học sinh - sinh viên dục thể thao của học sinh - sinh viên
- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho HSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho HS-SV.
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng môi trường nhà trường, ký túc xá, phòng học văn hóa, xanh sạch đẹp.
1.4.5. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh - sinh viên
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với HSSV nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo của nhà trường. Vì vậy, quản lý công tác này chính là nhằm thực hiện tốt các nội dung sau:
- Thông báo công khai, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.
- Huy động mọi nguồn lực để xây dựng quỹ khuyến học. Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn được học tập, rèn luyện theo khả năng của bản thân, để giảm gánh nặng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
1.4.6. Quản lý việc thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, antoàn, phòng chống tội phạm và trật tự xã hội toàn, phòng chống tội phạm và trật tự xã hội
Trong bối cảnh hiện nay, quản lý công tác này rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho HS-SV phấn đấu, rèn luyện tốt, đồng thời giảm thiểu những sự cố mất an ninh chính trị xã hội liên quan đến HS-SV.
- Nhà trường phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV; kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm trật tự, an toàn xã hội, không để bùng phát, lan rộng.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế của nhà trường; huy động các hình thức, lực lượng để giúp đỡ HS-SV vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật.
- Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV, không để HS-SV thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết về kỹ năng cuộc sống, những tri thức về pháp luật, quy tắc của cộng đồng, xã hội.
1.4.7. Quản lý công tác học sinh - sinh viên nội trú, ngoại trú
Hiện nay, thời gian lên lớp của HS-SV chiếm thời lượng chưa đến 1/3 thời gian của HS-SV. Phần lớn HS-SV ở nơi cư trú, ở nội trú hay ngoại trú. Vì vậy, tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 41/2002/QĐ- BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ban hành kèm theo quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và “Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”. Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/ 6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế nội trú của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định số 5323/QĐ- BGDĐT ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016.
Việc quản lý HS-SV nội trú cần có sự phối hợp chặt chẽ với các khoa, các đơn vị trong trường; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng ở khu vực nhà trường đóng.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài "Một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở trường Trung cấp Việt - Anh". Các khái niệm như trường trung cấp chuyên nghiệp; quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; HSSV và công tác HSSV… đã phần nào được làm sáng tỏ trên cơ sở tham chiếu công trình của các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước và trên thế giới cũng như sự lý giải từ góc nhìn riêng của cá nhân người thực hiện đề tài. Từ đó, chúng tôi làm rõ những nội dung, những phương diện cơ bản của công tác quản lý HS-SV ở trường trung cấp chuyên nghiệp. Các luận điểm lý thuyết nêu trên là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn vốn là nhiệm vụ nghiên cứu ở những chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH – SINH VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT – ANH, TỈNH NGHỆ AN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH, TỈNH NGHỆ AN
2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển
Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ Việt - Anh được thành lập theo Quyết định số 1851/QĐUB.VX ngày 28 tháng 05 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An. Tháng 10/2010, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ Việt – Anh được chính thức đổi tên thành Trường Trung cấp Việt – Anh theo Quyết định số 4841/QĐ.UBND.VX ngày 16 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Nghệ An.
Trường Trung cấp Việt - Anh là một trường tư thục đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và của khu vực Miền Trung nói chung. Là trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; Trụ sở đặt tại số 2 - đường Nguyễn Chí Thanh - phường Quán Bàu - Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Trường Trung cấp Việt - Anh hoạt động theo Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giai đoạn đầu mới thành lập trường đã gặp rất nhiều khó khăn, phải thuê địa điểm để học tập và làm việc. Tháng 10 năm 2008 trường bắt đầu khởi công xây dựng và đến tháng 5 năm 2009 trường chính thức khánh thành đưa vào hoạt động. Từ năm 2007 đến năm 2013 đã đào tạo 05 khoá trung cấp với hơn 3500 học sinh. Qua 5 năm hoạt động, nhà trường đã từng bước hoàn thiện
bộ máy quản lý và đào tạo. Hiện nay, trường có 05 phòng chuyên môn, 02 khoa, 06 tổ bộ môn, 01 trung tâm, 01 trường Mầm non thực nghiệm.
Ngoài ra, hàng năm nhà trường đều tổ chức các chương trình khám và phát thuốc miễn phí cho các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh Nghệ An và Hã Tĩnh như huyện Kỳ Sơn, Quế Phong (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), …
Trường có quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm với các đơn vị trong và ngoài nước như: Viện khoa học và Giáo dục Việt Nam, Công ty Việt - Hà, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Trường Đại học Điện lực, Trường CĐSP Nghệ An, ….
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
Trường Trung cấp Việt - Anh là trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp thuộc các ngành: Kế toán, Du lịch, Công nghệ thông tin, Y sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng. Đồng thời, trang bị cho người học năng lực chuyên môn tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu giảng dạy đối với ngành nghề được phép đào tạo;
Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.
Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, và hoạt động tài chính.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Quản trị: Là những người có tâm huyết, kinh nghiệm và rất quan tâm đến ngành giáo dục.
Ban giám hiệu Nhà trường gồm: 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng. Phòng chức năng gồm:
- Phòng Đào tạo: có Ban Tuyển sinh, Ban Khảo thí, Ban Giáo vụ. - Phòng Công tác HSSV
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Kế toán - Tài vụ - Phòng Đối ngoại
Khoa, tổ chuyên môn gồm: - Khoa Y
- Tổ bộ môn: Lý luận Chính trị, Toán - Tin, Ngoại ngữ, Thể dục - Quốc phòng, Kế toán, Du lịch.
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học VATEC.
Trường Mầm non thực nghiệm với 4 lớp thuộc các độ tuổi. Tổ chức đoàn thể:
- Chi bộ Đảng
- Tổ chức Công đoàn
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã phối kết hợp tổ chức các hoạt động phong trào của nhà trường, thu hút sự tham gia của tất cả các CBGV, HSSV trong trường.
2.1.4. Quy mô đào tạo hiện nay
Trường Trung cấp Việt - Anh hiện có 02 khoa, 1 trung tâm và 06 tổ Bộ môn. Năm học 2012 – 2013 đào tạo 4 nghành thuộc hệ trung cấp chính quy và liên kết đào tạo cao đẳng, đại học với một số trường trong và ngoài tỉnh như Cao đẳng sư phạm Nghệ An, Đại học Điện lực, Đại học Điều dưỡng Nam Định. Ngoài ra, trường còn tổ chức liên kết đào tạo tại các huyện đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An như huyện Diễn Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, ….
* Bảng 2.1. Số liệu HSSV trong 3 năm gần đây
Năm học số lớpTổng