Thực trạng quản lý học sinh sinh viên trong việc tham gia các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

các phong trào ở trong và ngoài trường, quan hệ với môi trường xã hội

Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, có lòng yêu nước nồng nàn, giàu lòng nhân ái, có lý tưởng và nhiệt tình cách mạng, có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực lao động sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, tham gia các phong trào ở trong và ngoài nhà trường là những hoạt động không thể thiếu của HSSV nhằm để nâng cao năng lực chuyên môn, ứng dụng các kiến thức đã học được vào thực tế, rèn luyện các kỹ năng từ đó có thể giúp sinh viên chủ động, sáng tạo, thích ứng với thực tế, kiểm nghiệm những kiến thức đã được học qua sách vở.

Với vai trò là nơi tổ chức, định hướng cho HSSV, Phòng Công tác HSSV cùng với Đoàn thanh niên đã không ngừng đổi mới mình, đổi mới hình thức tổ chức để luôn là người bạn đồng hành, người thủ lĩnh luôn biết lắng nghe, khích lệ HSSV tham gia rèn luyện, hoạt động phong trào. Các hoạt động đó là cơ hội để HSSV thể hiện và rèn luyện kỹ năng, đồng thời tạo cơ

hội cho HSSV được giao lưu, học tập, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các lớp - chi đoàn trong toàn trường.

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu, Phòng Công tác HSSV và Đoàn trường đã tổ chức được nhiều các hoạt động phong trào thu hút sự tham gia nhiệt tình của các em HSSV. Như: Cuộc thi Tiếng hát HSSV; Chúng tôi là thầy thuốc tương lai; Bí thư Chi đoàn giỏi; Giải bóng chuyền nam, nữ; Giải bóng đá nam, nữ giữa các lớp - chi đoàn trong trường. Ngoài ra, còn tham gia giải Bóng đá tranh Cúp Truyền hình Nghệ An mở rộng, Cuộc thi Tiếng hát HSSV và Giáo viên thành phố Vinh. Các phong trào đó thật sự đã gây tiếng vang trong toàn thể HSSV nhà trường. Đó thật sự là những sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp HSSV được thể hiện khả năng sáng tạo, tài năng, lòng nhiệt tình, tinh thần đoàn kết của mình.

Bên cạnh đó, vấn đề quản lý học sinh - sinh viên trong việc tham gia các phong trào ở trong và ngoài trường, quan hệ với môi trường xã hội vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

- Các hoạt động vẫn chưa thu hút được toàn bộ HSSV tham gia, một số HSSV chưa thực sự quan tâm đến phong trào chung của tập thể. Vẫn còn tình trạng một số lớp - chi đoàn tham gia mang tính chất chiếu lệ, nhằm không bị trừ thi đua của lớp còn không quan tâm đến chất lượng.

- Nhiều hoạt động vẫn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Điều kiện về kinh phí còn hạn hẹp và cơ sở vật chất hoạt động vẫn còn hạn chế.

- Trong xu thế xã hội đang ngày càng phát triển, cùng với quan niệm không đúng về lối sống, một bộ phận HSSV tôn thờ giá trị vật chất. Và hệ quả của lối sống này là sao nhãng học tập, thích thể hiện bản thân một cách thái quá; quan hệ yêu đương quá sớm, không lành mạnh; gian lận trong học tập và thi cử; thiếu ý thức tuân thủ pháp luật…những tác động xấu này cũng ảnh

hưởng không nhỏ tới HSSV Trường Trung cấp Việt - Anh mà nếu không có những giải pháp kịp thời thì sẽ xảy ra những hậu quả khó lường.

*Bảng 2.7. Kết quả thăm dò về mức độ học sinh - sinh viên tham gia các phong trào ở trong và ngoài trường

Đối tượng thăm dò

Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả Không trả lời SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Các ý kiến của CBGV trong trường (20) 04 20.0 07 35.0 8 40.0 01 5.0 Các ý kiến của đoàn

thanh niên (50) 12 24.0 26 52.0 12 24.0 0 0

Các ý kiến từ các cơ

quan chức năng (10) 02 20.0 04 40.0 03 30.0 01 10.0

2.2.5. Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý học sinh - sinh viên

Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với HSSV. Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định. Trong đó, gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh; Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình; Xã hội là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh. Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để

nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở HSSV. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.

Thực tế trong những năm gần đây không ít HSSV có những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn đến đua đòi chạy theo những giá trị vật chất đơn thuần, ham hưởng thụ, mải mê sa đà vào những tệ nạn xã hội, bị cuốn hút vào các trò chơi thiếu lành mạnh thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2002 đến nay, tình trạng HSSV vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ phạm tội và mức độ nghiêm trọng, với khoảng hơn 12 nghìn trường hợp, bao gồm các hành vi gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, giết người, cướp tài sản, xâm hại sức khỏe, tính mạng…. Đáng chú ý, gần đây xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau, dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn với tính chất nguy hiểm như: học sinh nữ tụ tập đánh nhau, quay phim phát tán trên mạng, HSSV cầm dao chém nhau ngay trong khuôn viên trường, giết người vì mâu thuẫn tình cảm... gây tâm lý hoang mang cho cha mẹ học sinh và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng nói tục chửi bậy trở nên phổ biến, tình trạng học sinh sa đà vào các trò chơi điện tử, sao nhãng học tập cũng ngày càng gia tăng.

* Bảng 2.8. Số liệu HSSV bị kỷ luật trong những năm gần đây. Năm học Nội dung vi phạm Hình thức xử lý T rộ m c ắp tà i s ản V ô lễ v ới g iá o vi ên V i p hạ m p há p lu ật K há c B uộ c th ôi h ọc C ản h cá o K hi ển tr ác h 2010 - 2011 0 1 1 70 1 3 68 2011 - 2012 0 1 1 86 2 5 81 2012 - 2013 0 1 0 83 2 4 78

(Nguồn: do Phòng Công tác HSSV cung cấp)

Trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như Luật Giáo dục, Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 về tăng cường phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.… trường Trung cấp Việt - Anh đã có một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm góp phần giáo dục HSSV trong học tập và rèn luyện. Nhà trường đặc biệt chú trọng thực hiện việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng cho HSSV để các em nhận thức đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú. Thông qua Tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, HSSV được tuyên truyền giáo dục về ý thức trách nhiệm của công dân, quyền và nghĩa vụ của HSSV, Luật an toàn giao thông, phòng chống ma túy và HIV - AIDS, …. Trong năm học, nhà trường lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua các hội thi nhân các dịp kỷ niệm ngày các ngày lễ, các buổi sinh hoạt,… Kết thúc học kỳ, nhà trường gửi kết quả học tập, rèn luyện và các khoản đóng góp về gia đình từng HSSV để giúp phụ huynh có thể nắm bắt kịp

thời tình hình học tập cũng như rèn luyện của con em mình. Hàng tháng, trên cơ sở đề nghị của lớp và giáo viên chủ nhiệm thông qua biên bản sinh hoạt lớp, Phòng Công tác HSSV sẽ gửi thông báo về gia đình những trường hợp HSSV nghỉ học nhiều và yêu cầu sau 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo phụ huynh phải liên lạc với giáo viên chủ nhiệm hoặc phòng công tác HSSV để phối hợp giải quyết. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp và mời các tổ chức, các doanh nghiệp trao đổi, giao lưu với HSSV nhằm giúp HSSV có kiến thức và định hướng về nghề nghiệp.

Mặc dù đã chủ động phối hợp thực hiện trong việc giáo dục HSSV với gia đình và xã hội nhưng trong những năm qua vẫn còn nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại, bất cập như:

- Nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, địa phương nơi có HSSV cư trú.

- Phương thức tổ chức các hoạt động còn mang tính áp đặt, chưa lôi cuốn số đông HSSV chủ động tham gia.

- Sau khi nhà trường gửi thông báo về gia đình, một số phụ huynh chưa quan tâm và phối hợp kịp thời nên việc giáo dục HSSV có lúc đạt hiệu quả chưa cao. Phần lớn phụ huynh chưa chủ động liên lạc để kiểm tra, theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của con em mình ở trường.

* Bảng 2.9. Bảng tỷ lệ kết quả thăm dò về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội đối với công tác quản lý HS-SV Trường TC Việt Anh

Đối tượng thăm dò

Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả Không trả lời SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Các ý kiến của CBGV trong trường (20) 03 15.0 08 40.0 09 45.0 0 0 Các ý kiến của phụ huynh (30) 05 16.7 12 40.0 10 33.3 3 10 Các ý kiến từ các cơ quan chức năng (10) 03 30.0 04 40.0 03 30.0 0 0 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Ưu điểm, hạn chế 2.3.1.1. Ưu điểm

Công tác quản lý HSSV được Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, coi đây là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường, tạo nên thương hiệu của nhà trường.

Các đơn vị chức năng, các khoa chuyên môn liên quan luôn có sự thống nhất, phối kết hợp chặt chẽ để cùng tham gia thực hiện những nhiệm vụ về công tác quản lý HSSV trong nhà trường.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác quản lý HSSV được nhà trường đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị khá đầy đủ và hiện đại, thỏa mãn nhu cầu phục vụ cho HSSV học tập, rèn luyện và cho cán bộ, giáo viên làm việc.

Trong những năm qua, công tác tuyển sinh nói chung gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên so với các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thì số lượng tuyển sinh hàng năm của nhà trường đều tăng lên.

Bên cạnh đó, hầu hết HSSV của nhà trường có nhận thức chính trị tốt, đặc biệt là nhưng chủ trương chính sách của ngành giáo dục, nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và biết vượt lên mọi khó khăn để học tập và rèn luyện.

2.3.1.2. Hạn chế

Trường Trung cấp Việt - Anh mới được thành lập 05 năm nên hiện tại vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần tập trung giải quyết như công tác tuyển sinh, xây dựng thương hiệu.

Một số cán bộ, giáo viên năng lực trình độ chuyên môn chưa theo kịp với sự đổi mới của giáo dục.

Cán bộ làm công tác quản lý HSSV chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu vừa làm vừa học nên hiệu quả công việc có lúc chưa đáp ứng yêu cầu.

HSSV chủ yếu đến từ các huyện miền núi, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, hơn nữa thuộc diện xét tuyển nên chất lượng đầu vào thấp, kiến thức văn hóa không cao dẫn đến tình trạng nhiều HSSV phải thi lại, học lại.

Nhà trường chưa có ký túc xá cho HSSV, 100% HSSV ngoại trú nên môi trường ăn, ở, sinh hoạt, học tập còn nhiều khó khăn, phức tạp, ít nhiều cũng chịu sự tác động của nếp sống tiêu cực ngoài xã hội làm ảnh hưởng. Đa số HSSV có độ tuổi còn rất trẻ, nông nổi, thiếu chín chắn lại sống xa gia đình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến tư tưởng, thái độ, sinh hoạt... ít nhiều cũng gây khó khăn trong công tác quản lý HSSV của nhà trường.

Ý thức của một bộ phận HSSV vẫn còn những yếu kém, tồn tại cần phải được uốn nắn, giáo dục. Đó là lối sống thực dụng, hưởng thụ, đua đòi, buông thả, lười học không có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, một bộ phận HSSV còn chưa tích cực tham gia xây dựng tập thể, còn vi phạm nội quy, quy chế...

2.3.2. Bài học

Nhà trường phải luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nhiệm vụ trọng tâm do ngành đề ra. Hàng năm, phải xây dựng và triển khai kế hoạch năm học cụ thể, thiết thực mang tính phát triển và phù hợp với thực tế của nhà trường. Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường phải luôn luôn quan tâm đến công tác quản lý HSSV, nắm vững mọi diễn biến tư tưởng của HSSV đồng thời phải chăm lo công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho HSSV. Thực hiện đúng cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, CBGV, HSSV làm chủ”. Phải xây dựng được một tập thể HSSV đoàn kết, nhất trí, có bản lĩnh chính trị vững vàng, bền bỉ, kiên định mục tiêu CNXH, phấn đấu nỗ lực vì sự phát triển của nhà trường.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã nêu được một cách khái quát về nhà trường cũng như thực trạng về công tác quản lý HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh kể từ khi thành lập cho đến nay. Trên cơ sở đó cũng đã chỉ ra được những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần quan tâm và khắc phục cũng như rút ra được bài học. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường, chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở trường Trung cấp Việt - Anh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH - SINH VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT – ANH

3.1. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục" [35].

Trong điều 33, Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w