Thực trạng về công tác quản lý học sinh sinh viên nội trú, ngoạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 64)

ngoại trú

Trong hoạt động quản lý HSSV của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thì nội dung quản lý HSSV nội trú, ngoại trú giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi HSSV là đối tượng của quá trình đào tạo. Quản lý được đối tượng này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trường Trung cấp Việt - Anh là một trường mới thành lập hiện nay đang tập trung đầu tư xây dựng phòng học, phòng thực hành, các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập nên chưa có khu ký túc xá cho HSSV. Vì vậy, 100% HSSV của nhà trường ở ngoại trú. Đó là một thiệt thòi

cho HSSV và cũng là khó khăn cho công tác quản lý HSSV. Bởi hiện nay, vấn đề ngoại trú của HSSV là vấn đề gây bức xúc và được sự quan tâm, lo lắng của nhà trường, gia đình và cả xã hội. Môi trường sống phức tạp với không ít các tệ nạn xã hội trong khi đó HSSV là đối tượng rất dễ bị tác động, lôi kéo. Hơn nữa, an ninh trật tự không tốt, điều kiện ăn ở thấp, môi trường sống không lành mạnh, HSSV phải thường xuyên thay đổi chỗ ở… là những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý ngoại trú hiện nay.

Trong những năm qua, Chi uỷ và Ban Giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao và tích cực triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp về tăng cường, đảm bảo công tác an ninh trật tự, giữ vững nề nếp, kỷ cương trường học, Quy chế ngoại trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: QĐ 43/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2002; Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ngày 11 tháng 04 năm 2011, căn cứ vào Quy chế công tác HSSV của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế, trường Trung cấp Việt - Anh đã ra Quyết định số 37B/VA-HSSV về việc Ban hành quy định về công tác HSSV ngoại trú. Đồng thời nhà trường đã tiến hành tổ chức quán triệt và triển khai quy chế này đến toàn thể cán bộ giáo viên và HSSV trong toàn trường.

Hàng năm nhà trường tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” đầu năm để kịp thời phổ biến, quán triệt tới HSSV các Chỉ thị, Nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước; Thông tư, Quy chế của Bộ GD&ĐT, Luật phòng, chống ma tuý, các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, và các nội quy quy định của nhà trường. Tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết thực hiện nội quy, quy định ngoại trú và các quy định liên quan đến học sinh, sinh viên; treo băng rôn, khẩu hiệu, panô, apphich tuyên truyền; Tổ chức Hội

nghị dân chủ sinh viên để đối thoại trực tiếp với học sinh, sinh viên toàn trường để nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng và trả lời các thắc mắc của học sinh, sinh viên. Nhà trường còn đặt các hộp thư góp ý tại các dãy nhà để kịp thời phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện liên quan đến các tệ nạn xã hội. Nhà trường đã chỉ đạo Phòng Công tác học sinh, sinh viên và cử cán bộ phụ trách công tác học sinh, sinh viên ngoại trú để phối hợp cùng với Công an tỉnh, Công an thành phố và Công an các phường, xã có HSSV ngoại trú trong việc quản lý. Phối hợp với công an các phường, xã tổ chức kiểm tra học sinh, sinh viên ngoại trú để nắm bắt tình hình ăn ở, sinh hoạt, cũng như việc chấp hành mọi quy định của tổ dân phố và chính quyền địa phương nhằm kịp thời ngăn chặn những hiện tượng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật. Khi có vụ việc xảy ra liên quan đến công tác an ninh, trật tự của trường thì tổ chức điều tra, xử lý kịp thời. Đầu mỗi năm học, nhà trường quy định HSSV ở ngoại trú phải đăng ký địa chỉ tạm trú theo danh sách lớp và nộp về phòng Công tác HSSV, trong năm học nếu có thay đổi về địa chỉ tạm trú phải báo cáo địa chỉ tạm trú thay đổi.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Chi uỷ và Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của các địa phương và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn trường đóng, đặc biệt sự phối hợp giữa công an các cấp, Trường Trung cấp Việt - Anh đã cơ bản làm tốt công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú góp phần giữ vững được ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trên địa bàn, tạo được phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá trong nhà trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý HSSV ngoại trú còn có nhiều khó khăn như:

- 100% HSSV ở ngoại trú, địa bàn rộng trong khi cán bộ chuyên trách về quản lý sinh viên còn mỏng, toàn trường chỉ có 1 cán bộ phụ trách công tác HSSV ngoại trú trên tổng số khoảng hơn 2500 HSSV. Chưa có sự vào cuộc

tích cực và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nên việc theo dõi thường xuyên cụ thể đến từng HSSV rất khó khăn.

- Xem xét bộ máy quản lý HSSV ngoại trú của trường có thể đưa ra một nhận xét đây là một bộ máy không chuyên. Các cán bộ trong bộ máy đều là các cán bộ kiêm nhiệm, bản thân đồng chí cán bộ phụ trách trực tiếp vừa giảng dạy, vừa phụ trách công tác Đoàn nên trong quá trình HSSV ngoại trú sinh hoạt và học tập, việc kiểm tra thường xuyên của các đơn vị liên quan trong trường rất hạn chế, dẫn đến công tác nắm bắt tình hình và nghe phản ánh của HSSV chưa kịp thời. Công tác ngoại trú thực chất mới chỉ nắm được số lượng HSSV trên danh sách được giao, vẫn mới chỉ nằm trên giấy tờ. Do bị chi phối bởi các công việc khác nên trong công tác quản lý HSSV ngoại trú các cán bộ chưa đầu tư thích đáng về thời gian, công sức.

- Địa điểm trường đóng là nơi giáp ranh của các phường Quán Bàu, Hà Huy Tập, Nghi Phú, Nghi Kim, Hưng Đông nên HSSV ngoại trú trên địa bàn rộng. Đây là những địa bàn ven thành phố nên tình hình an ninh phức tạp, HSSV hầu hết lần đầu tiên xa nhà, lứa tuổi còn bồng bột rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, dễ sa ngã, hư hỏng.

- Công tác quản lý nhân khẩu tạm trú tại một số phường, địa phương cũng được làm rất hời hợt, chưa có sự vào cuộc các chủ nhà trọ trong việc phối hợp quản lý HSSV về nề nếp sinh hoạt. HSSV chuyển đến, chuyển đi không ai quản lý, các chủ nhà trọ chỉ quan tâm đến việc thu tiền đúng thời hạn mà không quan tâm đến việc quản lý HSSV ăn ở sinh hoạt. Đây là cơ hội cho các HSSV mải chơi, không làm chủ được bản thân có điều kiện để chơi bời, vi phạm nội quy, không chăm lo học tập và rèn luyện.

- Nhà trọ của HSSV thường được xây dựng tạm bợ, khóa cửa không chắc chắn nên an ninh trật tự không được đảm bảo, vẫn còn tình trạng khi

HSSV đi học thường bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản như: xe đạp, tiền, điện thoại ….

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w