3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Trong xu thế chung của một nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ngoài mặt tích cực, thì các tiêu cực từ cơ chế này đều có biểu hiện và đã thực sự len lỏi vào đời sống của HSSV. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội đã và đang trở thành vấn nạn phức tạp của toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và rèn luyện của HSSV, chất lượng đào tạo của nhà trường. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo ra những con người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”, trong đó việc rèn luyện đạo đức, lối sống “rèn đức” của HSSV ngoại trú là nền tảng cho quá trình “luyện tài” ở HSSV. Công tác quản lý HSSV ngoại trú là góp
phần tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng để tạo nên môi trường ấy. Trong phần “Những giải pháp chủ yếu” để thực hiện Nghị quyết Trung ương II - khóa XIII của Đảng nêu rõ: “Tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh phải được “năm nhà” cùng lo là: Nhà nước, nhà trường, gia đình, nhà giáo và xã hội”.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Hiện nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đều chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của HSSV là được sinh hoạt và học tập trong các khu nội trú. Vì vậy đại đa số HSSV buộc phải thuê trọ (ngoại trú) ở các hộ dân cư xung quanh khu vực trường mà HSSV theo học. HSSV ngoại trú thường xuyên dễ vi phạm các quy định như: đi chơi về khuya, tụ tập đông người quá giờ quy định, yêu đương không lành mạnh, chơi bài bạc, chơi điện tử thâu đêm, uống rượu bia say... Hơn nữa, hiện nay việc quản lý HSSV ngoại trú chưa được chú trọng, lực lượng quản lý mỏng, công tác kiểm tra còn buông lỏng. Chính vì thế đây là công tác mà trong thời gian gần đây được Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như Bộ Công an đặc biệt quan tâm nhằm mục đích là làm sao cho các em trở thành những con ngoan trò giỏi, những công dân tốt của đất nước. Trường Trung cấp Việt - Anh với 100% HSSV ở ngoại trú, địa bàn rộng và phức tạp vì vậy nhà trường luôn xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác HSSV của nhà trường.
Để góp phần làm tốt công tác quản lý ngoại trú trong tình hình thực tế hiện nay tại trường, có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Xây dựng và triển khai những quy định quy chế chung về công tác quản lý HSSV ngoại trú. Phối hợp với các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn cùng tổ chức các Hội nghị về công tác quản lý HSSV ngoại trú, từ đó tham mưu với chính quyền địa phương trong việc ban hành các văn bản pháp quy về công tác quản lý HSSV ngoại trú như xây dựng khung quy định về
điều kiện, tiêu chuẩn phòng ở đối với các cơ sở thuê trọ, trách nhiệm của chủ nhà trọ, trách nhiệm của chính quyền địa phương: công an phường, trưởng khu phố, trách nhiệm của nhà trường, nghĩa vụ của HSSV.
- Xây dựng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế chính sách về kinh phí, công tác phí (tính thêm giờ) đối với cán bộ khi đi kiểm tra HSSV ngoại trú ngoài giờ hành chính.
- Tăng cường phối hợp và tổ chức giao ban định kỳ với chính quyền địa phương, công an các cấp trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú. Phối hợp với cảnh sát khu vực kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về ngoại trú, ngăn chặn các biểu hiện xấu, xây dựng môi trường văn hoá để HSSV học tập, rèn luyện. Thành lập các tổ, nhóm HSSV ngoại trú tự quản, tổ chức kiểm tra HSSV tạm trú, định kỳ và đột xuất, nắm tình hình trực tiếp mọi mặt hoạt động của HSSV tại nơi tạm trú để giúp Nhà trường xử lý nhanh các vụ việc có liên quan.
- Chú trọng hơn nữa trong việc đánh giá, xếp loại rèn luyện HSSV ngoại trú. Sau mỗi học kỳ HSSV phải nộp phiếu nhận xét, đánh giá tạm trú có chữ ký của chủ trọ, cán bộ khối và công an quản lý tạm trú. Hàng năm ngoài việc khen thưởng HSSV có thành tích học tập xuất sắc, cũng nên có những phần khen thưởng, ưu tiên cộng điểm rèn luyện cho các em tổ trưởng tự quản HSSV ngoại trú tích cực và đạt nhiều thành tích , khen thưởng các xóm trọ văn hóa kiểu mẫu để động viên khuyến khích các em thực hiện nhiệm vụ nhiệt tình và có trách nhiệm.
- Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các tổ tự quản, các khối phố với nhau và giữa nhà trường với các khối phố. Việc làm này một mặt tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và địa phương, giữa các tổ tự quản với nhau, giữa HSSV và thanh niên địa
phương, mặt khác rèn luyện cho HSSV các kỹ năng hoạt động nhóm, tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm với xã hội cho HSSV.
Để làm tốt công tác quản lý HSSV ngoại trú có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quản lý và phối hợp quản lý HSSV ngoại trú
Như vậy, việc quản lý HSSV ngoại trú muốn được tốt đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành, các đơn vị trong đó chủ yếu là nhà trường, công an, địa phương và chủ trọ. Phải xây dựng một hệ thống mạng lưới nhà trọ với đầy đủ các kênh thông tin về HSSV của trường, thành lập các ban quản lý SV ngoại trú với sự hỗ trợ từ Đoàn trường, khoa, GVCN và các lớp, tăng cường sự phối hợp hơn nữa với công an địa phương, tổ dân phố,...
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác xếp loại, đánh giá, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo quyền lợi cho học sinh - sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Công tác quản lý khen thưởng, kỷ luật là sự đánh giá khẳng định sự tự nỗ lực vươn lên của HSSV trong học tập và rèn luyện nhằm để tôn vinh
Ban giám hiệu
Đoàn trường HSSV ngoại trú Phòng CT HSSV GV chủ nhiệm Tổ QL HSSV ngoại trú
Cơ quan chức năng, địa phương
những nhân tố tích cực, xây dựng những điển hình cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực, răn đe, phòng ngừa những tác động xấu góp phần giáo dục ý thức cho HSSV. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách tốt nhất, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua, phải làm thế nào để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Đối với các trường chuyên nghiệp, công tác quản lý khen thưởng, kỷ luật phải được thực hiện theo đúng quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo QĐ số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và đặc biệt phải đảm bảo tính công bằng, kịp thời, nghiêm minh, chính xác, đúng đối tượng.
- Đối với công tác thi đua khen thưởng:
Hàng năm, nhà trường thực hiện việc xét và khen thưởng toàn diện cho HSSV và tập thể có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Việc xét và trao học bổng đều đảm bảo đúng quy trình, có tiêu chí xét duyệt. Các lớp - chi đoàn tiến hành bình bầu những cá nhân, tập thể đủ tiêu chuẩn và gửi lên đơn vị phụ trách tổng hợp trước khi Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật tiến hành xét duyệt. Trong việc thực hiện chế độ học bổng cho HSSV cần phải kịp thời, chính xác, công bằng tránh trường hợp khi kết thúc học kỳ đã có điểm học tập và rèn luyện đầy đủ nhưng việc thực hiện xét và cấp học bổng trì trệ gây tâm lý trông chờ cho HSSV.
Ngoài ra, có chế độ khen thưởng thường xuyên đối với tập thể và cá nhân HSSV có thành tích cần biểu dương, khuyến khích kịp thời. Như có nhiều đóng góp đạt hiệu quả trong công tác Đảng, phong trào Đoàn, hoạt động của đội Thanh niên xung kích và HSSV tình nguyện, giữ gìn an ninh trật
tự, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Có những thành tích đặc biệt khác như: cứu người bị nạn, bắt kẻ gian, chống tiêu cực,...
- Đối với công tác kỷ luật: có biện pháp nhắc nhở, răn đe kịp thời các trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm hội đồng kỷ luật họp và có hình thức kỷ luật. Tất cả những trường hợp vi phạm tùy theo mức độ đều có thông báo về gia đình để phối hợp giáo dục HSSV.
3.2.5. Hoàn thiện nội quy, quy chế về công tác quản lý học sinh - sinh viên
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Việc nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, tài liệu của cán bộ, giáo viên, HSSV còn nhiều hạn chế, luôn mang tính bị động và chưa kịp thời. Các văn bản quy định, nội quy, quy chế về công tác HSSV là những văn bản thiết yếu, tạo hành lang pháp lý cho quá trình thực hiện và đó cũng là chiếc “gậy” cầm tay, dựa vào đó để người làm công tác HSSV quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn cho HSSV biết và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, các hành vi mà HSSV không được làm cũng như các chế độ chính sách mà HSSV được hưởng.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Các văn bản quy định, nội quy, quy chế về công tác HSSV là những văn bản thiết yếu, văn bản pháp quy, là căn cứ pháp lý cho quá trình thực hiện. Dựa vào đó để người làm công tác HSSV quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn cho HSSV biết và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, các hành vi mà HSSV không được làm cũng như các chế độ chính sách mà HSSV được hưởng… Do vậy, phải hường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản mới trên trang web của nhà trường, thông qua các cuộc họp.
Để đảm bảo thực đúng yêu cầu về quản lý công tác HSSV phải tập hợp các văn bản quy định về công tác HSSV trong đó gồm các văn bản pháp quy
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và các Sở ban ngành như: Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế học sinh, sinh viên các Trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”; Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc sử đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ban hành kèm theo quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 43/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các Trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp” ngày 22 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 44/2007/QĐ- BGDĐT về việc “Công bố Học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về “tín dụng đối với học sinh, sinh viên” ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định số 48/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý” ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy” ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, …..
Từ những văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Ban ngành các cấp, nhà trường xây dựng và ban hành một số văn bản cụ thể hóa các quy định nhằm phù hợp với tình hình địa phương, đặc điểm của nhà trường và thực tế hiện nay. Tuy nhiên, do trường mới thành lập các văn bản quy định
còn chưa được đầy đủ và hoàn thiện nên nhà trường cần chỉ đạo phòng Công tác HSSV tham mưu, nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa hơn nữa các quy định về quản lý cho phù hợp tình hình thực tế của nhà trường và mang tính khả thi cao. Đồng thời, trong quá trình thực hiện luôn có sự kết hợp thống nhất của các phòng ban chức năng trong việc quản lý, theo dõi và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác HSSV.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh - sinh viên
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Hiện nay, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường. Đó chính là góp phần nâng cao một bước cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh sinh viên, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Học sinh sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm kiến thức, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo. Vì vậy, nhà trường cần phải đẩy mạnh việc tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng CNTT lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Trong thời đại hội nhập phát triển, nhu cầu về sử dụng và quản lý thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những thành tựu của CNTT đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế, tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu. Đối với giáo dục cũng vậy, việc đầu tư các trang thiết bị cơ sở vật chất và ứng dụng những phát triển của CNTT được xem là một công cụ và động lực quan trọng trong việc đổi mới cách quản lý, nội dung phương pháp, phương thức dạy - học. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các nhà trường nói chung còn rất hạn chế. Vì vậy, cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng,
nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, tận dụng những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại để biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
Đối với một trường trung cấp chuyên nghiệp, các phần mềm cần xây dựng chủ yếu gồm các lĩnh vực: tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý điểm, quản lý sinh viên trên lớp, tạm trú, chương trình phần mềm học bổng, học phí, theo dõi khen thưởng, kỷ luật sinh viên… Bởi lẽ công việc quản lí này đòi hỏi phải xử lý một số lượng lớn thông tin với độ chính xác cao. Trong khi đó số lượng sinh viên ngày càng gia tăng nên công tác quản lí dễ dẫn đến sai sót, tốn thời gian là không thể tránh khỏi. Vì thế, nếu xây dựng và vận hành có hiệu quả các phần mềm quản lí sinh viên sẽ mang lại những lợi ích như tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh sai sót cho người quản lý; công tác lưu trữ được an toàn và tiện ích; thống kê kết quả, lập báo cáo nhanh chóng, chính xác. Nếu xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm này, hiệu quả của nhà trường sẽ rất lớn, giúp trường quản lý HSSV và quản lý quá trình học tập của HSSV một cách xuyên suốt từ lúc tuyển sinh đến lúc tốt nghiệp. Đó cũng là