Nguyên tắc mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 77)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục" [35].

Trong điều 33, Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc" [21].

Công tác quản lý HSSV hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nói chung phải hướng đến mục tiêu chung của nghành giáo dục, hướng tới sứ mạng cũng như định hướng của nhà trường, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nhà trường, địa phương và phù hợp

với tâm tư nguyện vọng của HSSV. Mục tiêu đảm bảo cho HSSV có được môi trường tốt nhất để học tập và rèn luyện, phát huy hết năng lực, sở trường để cống hiến cho nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 77)