Nguyên tắc quản lý học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Trong cuộc sống cũng như trong công việc muốn đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Nó là cơ sở nền tảng có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Đối với công tác giáo dục đào tạo nói chung và công tác quản lý học sinh, sinh viên nói riêng người lãnh đạo muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.3.1. Nguyên tắc giáo dục

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định. Quản lý HSSV ở các trường chuyên nghiệp phải đảm bảo được nguyên tắc giáo dục là hàng đầu. Phải đảm bảo được tính mục đích của hoạt động, gắn việc quản lý, giáo dục với cuộc sống lao động. Giáo dục trong tập thể hợp phải đảm bảo sự đồng tình, tôn trọng của người được quản lý, giáo dục. Đồng thời, phải đảm bảo được sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người quản lý, giáo dục và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được quản lý, được giáo dục.

1.3.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 6 Chương I Hiến pháp 1992

“…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, hoạt động của các tổ chức cơ quan nhà nước.

Mục 2 Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp - với đường lối, chủ trương của Ðảng và luật pháp của Nhà nước”[4].

Có thể nói trong quản lý HSSV để thực hiện chức năng tập hợp thì cần phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với người quản lý phải đưa ra được những quyết sách được mọi người hưởng ứng và thể hiện sự phục tùng của cấp dưới. Đồng thời, phải phát huy được quyền dân chủ của tổ chức, cá nhân nhằm thể hiện được sức mạnh tập thể. Bên cạnh đó phát huy quyền dân chủ giúp người quản lý gần gũi hơn với người được quản lý mà ở đây là CBGV với HSSV qua đó còn để điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với tổ chức, với môi trường là trường học. “Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả” [3].

1.3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch

Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học....

Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch là cơ sở của quản lý giáo dục. Lập kế hoạch hay hoạch định đó là “quá trình dự đoán, phân tích nhằm vạch ra các định hướng, lường trước các khả năng biến động của môi trường để thực hiện chuỗi các mục tiêu mà hệ thống hướng đến trong quá trình biến đường lối dài hạn trở thành hiện thực” [33]. Hoạt động quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường. Phải có những dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của một tổ chức

1.3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả

Công tác quản lý HSSV phải chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả của công việc. Trong quản lý phải biết gắn với đối tượng cụ thể ở đây là HSSV, biết phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của HSSV gắn với việc học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, nội quy, quy định của nhà trường. Công tác quản lý phải tập trung giáo dục HSSV một cách toàn diện về học tập, về nề nếp, lối sống lành mạnh cho HSSV. Trong phân công công việc phải đảm bảo đúng người, đúng việc, làm việc trong giới hạn phạm vi được cho phép và phải biết kết hợp với các phòng, ban, các khoa thì mới có thể giải quyết công việc một cách nhịp nhàng, đồng bộ tạo nên tính hiệu quả cao nhất.

1.3.4. Các nội dung cơ bản của công tác học sinh - sinh viên

Nội dung công tác học sinh, sinh viên được quy định rõ trong chương III của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:

1.3.4.1. Công tác tổ chức hành chính

Tại Điều 7 công tác tổ chức hành chính gồm các nội dung sau:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú.

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. - Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV.

- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV.

1.3.4.2. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của

học sinh - sinh viên

Điều 8 quy định công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm các nội dung sau:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV. 1.3.4.3. Công tác y tế, thể thao

Nội dung công tác y tế thể thao được quy định trong điều 9 như sau: - Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho HSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3.4.4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh - sinh viên

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với HSSV được quy định tại Điều 10, gồm:

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.

- Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

1.3.4.5. Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng

chống tội phạm và trật tự xã hội

Điều 11 đã quy định rõ:

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế.

- Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV.

1.3.4.6. Thực hiện công tác quản lý học sinh - sinh viên nội trú, ngoại

trú

Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là:

Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc sử đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ban hành kèm theo quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và “Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”

Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế nội trú của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Quyết định số 5323/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016.

1.3.5. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh - sinh viên

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của trường gồm có Hiệu trưởng, đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm và lớp HSSV. Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác HSSV.

1.3.5.1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác HSSV.

- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa phương trong công tác HSSV, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ. Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác HSSV vào nề nếp, bảo đảm cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Quản lý HSSV về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng và đời sống. Hằng năm, tổ chức đối thoại với HSSV để giải thích đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết của trường cho

HSSV; hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của HSSV.

- Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác HSSV; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV.

- Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác.

1.3.5.2. Đơn vị phụ trách công tác học sinh - sinh viên

Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác HSSV. Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban giám hiệu trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai công tác HSSV cho toàn trường.

1.3.5.3. Giáo viên chủ nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV theo sự phân cấp của Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp HSSV hoặc trợ lý khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV để hướng dẫn các hoạt động của lớp.

1.3.5.4. Lớp học sinh, sinh viên

- Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề, khoá học và được duy trì ổn định trong cả khoá học. Đối với HSSV học theo học chế tín chỉ, ngoài việc sắp xếp vào lớp HSSV để tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, những HSSV đăng ký cùng học một học phần được sắp xếp vào lớp học tín chỉ theo từng học kỳ.

- Ban cán sự lớp HSSV gồm: Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể HSSV trong lớp bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận. Nhiệm kỳ ban cán sự lớp HSSV theo năm học;

- Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:

+. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phòng, ban;

+. Đôn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;

+. Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 31)