Công tác HSSV các trường Trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 27)

1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ công tác học sinh - sinh viên

1.3.1.1. Vị trí, vai trò công tác học sinh - sinh viên

Học sinh, sinh viên là nhân vật trung tâm trong nhà trường. Vì vậy, công tác học sinh - sinh viên có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể các mặt hoạt động của nhà trường. Ngoài việc đảm bảo thực hiện quyền

và nghĩa vụ của người học, quản lý, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, phục vụ HSSV, công tác HSSV còn trực tiếp giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, thẩm mỹ, thể chất của HSSV. Đây là bộ phận không thể thiếu của giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục đào tạo của nhà trường, phát huy vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho xã hội. HSSV là nguồn trí tuệ, là những trí thức tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do vậy, HSSV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường. Họ là những người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, có đặc tính nhạy bén, nhạy cảm với các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Là lực lượng quan trọng tiếp tục thực hiện đường lối của Đảng, góp phần hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, công tác quản lý HSSV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

1.3.1.2. Chức năng của công tác học sinh - sinh viên a) Chức năng đào tạo

Một trong những chức năng đầu tiên của công tác HSSV là đào tạo con người, rèn luyện con người, nâng cao toàn diện tố chất của con người, về đức, trí, thể, mỹ, quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm về đạo đức, quan niệm về giá trị…

b) Chức năng tập hợp

Trong công tác HSSV thì chức năng tập hợp cũng là chức năng hết sức quan trọng. Chức năng tập hợp ở đây thể hiện ở việc tổ chức, xây dựng, đoàn kết được tập thể người, tập thể cán bộ giáo viên với HSSV, tập thể HSSV với HSSV…tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết giữa mọi người với tổ

chức, giữa tổ chức với xã hội. Chức năng tập hợp thúc đẩy mọi người cùng nhau tiến lên, phát huy những mặt tốt, ảnh hưởng lẫn nhau những thói quen tốt, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mọi người, tạo nên bầu không khí văn hóa riêng của một trường.

c) Chức năng điều chỉnh

Thông qua chức năng điều chỉnh để hướng HSSV theo quỹ đạo chung của nhà trường. Chức năng điều chỉnh góp phần giáo dục mọi người, giảm đi những hiệu ứng phụ, kịp thời phát hiện ra những cái xấu, cái lệch lạc yêu cầu họ phải làm theo đúng quy chế, quy định của nhà trường mong muốn họ trở thành những con người tốt nhất.

1.3.1.3. Nhiệm vụ của công tác học sinh - sinh viên

Nhiệm vụ công tác HSSV bao gồm lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và thực hiện, kiểm tra đánh giá, điểu chỉnh bổ sung tất cả các hoạt động liên quan một cách toàn diện đến HSSV khi tham gia học tập tại nhà trường như:

- Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV. Triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành Giáo dục.

- Giúp HSSV tìm hiểu lịch sử và tình hình đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, truyền thống hiếu học, truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống đoàn kết…cũng như truyền thống của nhà trường.

- Giúp đỡ HSSV nhanh chóng thích ứng với cuộc sống ở trường chuyên nghiệp. Giúp đỡ HSSV, khích lệ, cùng HSSV duy trì bảo vệ, tham gia quản lý, xây dựng nhà trường, bảo vệ sự ổn định của nhà trường.

- Xây dựng quan hệ giao tiếp tốt đẹp, ý thức về môi trường tập thể, học cách giải quyết khó khăn các vấn đề, biết cách lựa chọn, biết cách phán đoán.

- Khích lệ việc tăng cường liên hệ qua lại giữa CBGV và HSSV; xây dựng và giữ quan hệ tốt với địa phương, xã hội; xử lý tốt mối quan hệ với HSSV; khuyến khích các hình thức sinh hoạt lành mạnh của HSSV.

- Tổ chức, hướng dẫn và triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên môn: ngoại khóa, thực tập thực tế; các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng đồng; các hoạt động phục vụ đời sống tinh thần cho HSSV như: VHVN, TDTT …

- Đảm bảo tốt chế độ chính sách ưu đãi cho HSSV.

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV và đảm bảo an toàn và các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của HSSV tại các khu nội trú, ngoại trú.

1.3.2. Mục đích, yêu cầu của nâng cao hiệu quả công tác HSSV

1.3.2.1. Mục đích

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở đào tạo, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo đạt tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.

1.3.2.2. Yêu cầu

Công tác HSSV phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường đảm bảo điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường; giúp sinh viên sớm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.

- Công tác HSSV phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Công tác HSSV phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến HSSV.

- Công tác HSSV phải thể hiện tính hệ thống, đảm bảo tính thống nhất.

1.3.3. Nguyên tắc quản lý học sinh - sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cuộc sống cũng như trong công việc muốn đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Nó là cơ sở nền tảng có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Đối với công tác giáo dục đào tạo nói chung và công tác quản lý học sinh, sinh viên nói riêng người lãnh đạo muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.3.1. Nguyên tắc giáo dục

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định. Quản lý HSSV ở các trường chuyên nghiệp phải đảm bảo được nguyên tắc giáo dục là hàng đầu. Phải đảm bảo được tính mục đích của hoạt động, gắn việc quản lý, giáo dục với cuộc sống lao động. Giáo dục trong tập thể hợp phải đảm bảo sự đồng tình, tôn trọng của người được quản lý, giáo dục. Đồng thời, phải đảm bảo được sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người quản lý, giáo dục và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được quản lý, được giáo dục.

1.3.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 6 Chương I Hiến pháp 1992

“…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, hoạt động của các tổ chức cơ quan nhà nước.

Mục 2 Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp - với đường lối, chủ trương của Ðảng và luật pháp của Nhà nước”[4].

Có thể nói trong quản lý HSSV để thực hiện chức năng tập hợp thì cần phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với người quản lý phải đưa ra được những quyết sách được mọi người hưởng ứng và thể hiện sự phục tùng của cấp dưới. Đồng thời, phải phát huy được quyền dân chủ của tổ chức, cá nhân nhằm thể hiện được sức mạnh tập thể. Bên cạnh đó phát huy quyền dân chủ giúp người quản lý gần gũi hơn với người được quản lý mà ở đây là CBGV với HSSV qua đó còn để điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với tổ chức, với môi trường là trường học. “Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả” [3].

1.3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch

Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học....

Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch là cơ sở của quản lý giáo dục. Lập kế hoạch hay hoạch định đó là “quá trình dự đoán, phân tích nhằm vạch ra các định hướng, lường trước các khả năng biến động của môi trường để thực hiện chuỗi các mục tiêu mà hệ thống hướng đến trong quá trình biến đường lối dài hạn trở thành hiện thực” [33]. Hoạt động quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường. Phải có những dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của một tổ chức

1.3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả

Công tác quản lý HSSV phải chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả của công việc. Trong quản lý phải biết gắn với đối tượng cụ thể ở đây là HSSV, biết phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của HSSV gắn với việc học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, nội quy, quy định của nhà trường. Công tác quản lý phải tập trung giáo dục HSSV một cách toàn diện về học tập, về nề nếp, lối sống lành mạnh cho HSSV. Trong phân công công việc phải đảm bảo đúng người, đúng việc, làm việc trong giới hạn phạm vi được cho phép và phải biết kết hợp với các phòng, ban, các khoa thì mới có thể giải quyết công việc một cách nhịp nhàng, đồng bộ tạo nên tính hiệu quả cao nhất.

1.3.4. Các nội dung cơ bản của công tác học sinh - sinh viên

Nội dung công tác học sinh, sinh viên được quy định rõ trong chương III của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:

1.3.4.1. Công tác tổ chức hành chính

Tại Điều 7 công tác tổ chức hành chính gồm các nội dung sau:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú.

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. - Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV.

- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV.

1.3.4.2. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của

học sinh - sinh viên

Điều 8 quy định công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm các nội dung sau:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV. 1.3.4.3. Công tác y tế, thể thao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung công tác y tế thể thao được quy định trong điều 9 như sau: - Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho HSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp Việt Anh, tỉnh Nghệ An (Trang 27)