Khi ngắm chừng ở vô cực Ta có: 1 1 1 1 0 0 1 2 ; A B A B tan tan f f = = Do dó: 1 0 2 f tan G tan f = =
Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
Bài tập 1
Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1 cm thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không tật và có khoảng cực cận là 20 cm.
a. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính.
b. Tính độ bội giác của ảnh trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
c. Năng suất phân ly của người quan sát là 2’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người quan sát còn phân biệt được ảnh qua kính khi ngắm chừng ở vô cực.
Bài tập 2
Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là
A. 125 cm B. 124 cm
Bài tập 3
Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Độ bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là
A. 20 lần B. 24 lần
C. 25 lần D. 30 lần
Bài tập 4
Phát biểu nào sau đây về tác dụng của kính thiên văn là đúng? A. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật rất nhỏ ở xa.
B. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật rất nhỏ ở ngay trước kính. C. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những thiên thể ở xa.
D. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật có kích thước lớn ở gần.
Bài tập 5
Phát biểu nào sau đây về ngắm chừng của kính thiên văn là đúng?
A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.