Điểm cực viễn CV là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khi không điều tiết. Mắt không tật thì CV ở vô cực.
Điểm cực cận CC là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khi điều tiết tối đa. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ.
Năng suất phân li là góc trông vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm 1' (giá trị trung bình).
Tật của mắt Đặc điểm Cách khắc phục
Mắt cận fmax OV Đeo kính phân kì
fk = - OCV (kính sát mắt)
Mắt viễn fmax OV Đeo kính hội tụ
Tiêu cự có giá trị sao cho mắt đeo kính nhìn gần như mắt không tật
Mắt lão CC dời xa mắt Đeo kính hội tụ
Tác dụng của kính như với mắt viễn
II.BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Bài tập 1
Mắt của một người có điểm cực viễn CV cách mắt 50 cm. a. Mắt người này bị tật gì?
b. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? (kính đeo sát mắt).
c. Điểm CC cách mắt 10 cm. Khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài tập 2
Một mắt có quang tâm cách võng mạc khoảng d’ = 1,52 cm. Tiêu cự thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,500 cm và f2 = 1,415 cm. Xác định giới hạn nhìn rõ.
Bài tập 3
Một mắt có tiêu cự của thủy tinh thể là 18 mm khi không điều tiết.
a. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì?
b. Định tiêu cự và tụ số của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực mà không điều tiết (kính ghép sát mắt).
Bài tập 4
Một người bị tật cận thị đeo thấu kính phân kỳ có độ tụ - 1 dp thì thấy rõ các vật ở vô cực không cần điều tiết. Khi điều tiết tối đa (vẫn mang kính sát mắt) thì mắt chỉ nhìn rõ các vật cách mắt 25 cm.
a. Tìm OOC và OCV.
b. Hỏi nếu mắt đó bỏ thấu kính nói trên ra và mang thấu kính phân kỳ khác (sát mắt) có độ tụ - 0,5 dp thì có thể thấy rõ các vật trong giới hạn nào?
c. Độ tụ của mắt biến thiên trong giới hạn nào? Cho biết khoảng cách từ quang tâm của mắt tới võng mạc là 16 mm.
KÍNH LÚP