Chức năng
Phòng Kế toán – Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực tài chính Kế toán – Tài chính.
- Quản lý chi phí, tài sản; - Bảo toàn và phát triển vốn; - Quản lý công nợ.
Nhiệm vụ
41
Tổ chức và thực hiện các công tác hạch toán kế toán đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty bao gồm: kế toán kho hàng, kế toán công nợ, kế toán tài sản vật tư, công cụ dụng cụ, kế toán chi phí, kế toán tổng hợp;
Tham gia xây dựng giá bán hàng hóa, vật tư thiết bị sự kiện, đơn giá xây dựng, sữa chữa, lắp đặt gia công, khảo sát giá cả thị trường để mua sắm vật tư, công cụ,… phục vụ sản xuất kinh doanh của Cong ty;
Thực hiện việc trích lập, theo dõi, đề xuất sử dụng các quỹ của Công ty. Quan hệ với cơ quan chức năng nhà nước, Cục thuế, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng,… để phục vụ các nghiệp vụ tài chính Công ty.
Tổ chức, quản lý sử dụng tiền vốn của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất; Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của Công ty.
3.2.2.3 Bộ phận sản xuất
Chức năng
Bộ phận sản xuất là bộ phận có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc, lãnh đạo trong lĩnh vực thi công, bảo dưỡng các công trình xây dựng:
- Tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống, quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả;
- Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, điều độ, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng;
- Công tác kỹ thuật an toàn, phòng chấy chữa chấy, vệ sinh môi trường.
Nhiệm vụ
Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình, theo dõi tiến độ, kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt;
Xây dựng quy trình xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình của Công ty;
Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ làm việc được trang bị;
42
Quản lý và sử dụng hợp lý các loại vật tư trong công tác thi công, bảo quản, sửa chữa;
Bảo quản lưu trữ một cách có hệ thống các tài liệu được giao quản lý nhật ký tài liệu kiểm tra các công trình;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
-Kinh doanh nhà đất; -Dịch vụ nhà đất;
-Mua bán vật liệu xây dựng;
-Thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; -San lắp mặt bằng;
-Gia công, sản xuất sản phẩm cơ khí (trừ tái chế phế kim loại);
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Nam Bắc Hà
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty
-Kế toán trưởng: Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty, điều hành bộ máy kế toán hoạt động theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Thực hiện lập báo cáo tài chínhvà phân tích số liệu kế toán, tham mưu ý kiến cho các cấp lãnh đạo Công ty các vấn đề về tài chính.
-Kế toán tổng hợp: Thực hiện kiểm tra, tổng hợp của tất cả các phần hành kế toán để lập các báo cáo tài chính cung cấp cho Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.
Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Tiền – Thanh Toán Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Kho Kế Toán Công Nợ - Thuế Thủ Quỹ Kế Toán Trưởng
43
-Kế toán tiền – thanh toán: Cập nhật các chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay và đồng thời quản lý các sổ chi tiết và sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền.
-Kế toán kho: Có nhiệm vụ giám sát và ghi nhận tình hình nhập, xuất, tồn kho,… các vật tư thành phẩm.
-Kế toán công nợ - thuế: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán và theo dõi các khoản nợ khách hàng thiếu Công ty, các khoản nợ Công ty thiếu nhà cung cấp hoặc các tổ chức tài chính khác. Đồng thời tiến hành lập các báo cáo thuế.
-Thủ quỹ: Bảo quản tiền mặt, tiến hành thu, chi khi có chứng từ hợp lệ. Cập nhật thu, chi, tồn tiề nmặt vào Sổ quỹ, báo cáo khi cần cho Kế toán trưởng, Giám đốc.
3.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
-Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm) -Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
-Chế độ kế toán sử dụng: theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/06/2006
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: bình quân gia quyền
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: quy đổi thành sản phẩm tương đương
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
-Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: đường thẳng theo QĐ/206QĐ-BTC ngày 12/12/2003
-Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: theo tỷ giá thực tế
-Hình thức kế toán áp dụng: Công ty đang sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và phần mềm được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
-Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có thể nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình củ phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
-Cuối tháng (hoặc vào thời điểm cần thiết), kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập các báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã in ra. Cuối tháng (năm), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
44
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY (2011 – 2013, 6 tháng đầu năm 2014)
Để có cái nhìn khái quát, tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời nhằm biết được những thành tựu mà Công ty đã phấn đấu đạt được trong những năm vừa qua hay những tồn tại cần khắc phục, ta đi vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Máy vi tính Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị
45
Bảng 3.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nam Bắc Hà giai đoạn năm 2011 – 2013
ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
Doanh thu và thu nhập khác Chi phí
Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế
13.053.565 12.859.883 193.682 39.081 154.600 3.682.203 3.392.296 289.907 50.733 239.173 4.067.616 3.866.238 201.378 51.380 149.998 (9.371.362) (9.467.587) 96.225 11.652 84.573 28,20 26,38 149,68 129,81 154,70 385.413 473.942 (88.529) 647 (89.175) 110,47 113,97 69,46 101,27 62,72
46
Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty phát triển vẫn ổn định. Từ 2011 – 2013, lợi nhuận Công ty có nhiều biến động không đáng kể. Cụ thể, năm 2012 Công ty đạt lợi nhuận 239.173 ngàn đồng tăng 54,70% so với năm 2011, tương đương với 84.573 ngàn đồng. Sang năm 2013, co số này đã giảm 89.175 ngàn đồng tương đương giảm 37,28% so với năm 2012. Mặc dù lợi nhuận ở năm 2013 có giảm so với năm 2012 do bị ảnh hưởng của nền kinh tế suy giảm ở nước ta, nhưng Công ty đã có một số giải pháp nhằm giúp giảm thiểu tác hại vào hoạt động kinh doanh như cố gắng thắt chặt chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và nâng cao doanh thu ở năm 2013 để kéo công ty thoát ra khỏi suy thoái kinh tế trong thời gian tới.
Đối với doanh thu: năm 2011 Công ty đạt 13.053.565 ngàn đồng, qua năm 2012 bất ngờ giảm mạnh còn 3.682.203 ngàn đồng, giảm 71,80% tương đương 9.371.362 ngàn đồng. Nguyên nhân doanh thu giảm đột ngột vì năm 2011 có nhiều công trình, dự án và hợp đồng thi công. Tuy nhiên lợi nhuận kế toán biến động không cùng chiều với doanh thu. Đến năm 2013, doanh thu bắt đầu tăng nhẹ trở lại đạt 4.067.616 ngàn đồng, tăng 385.413 ngàn đồng tương đương 385.413 so với năm 2012. Doanh thu năm 2013 có tiến triển tốt hơn nhờ giá cả, nhu cầu cuộc sống của con người ổn định hơn. Và công ty nhận được sự ủng hộ của một số khách hàng lâu năm.
Đối với chi phí: năm 2011, Công ty sử dụng chi phí lên tới 12.859.883 ngàn đồng, qua năm 2012 chi phí giảm mạnh đáng kể, sử dụng 3.392.296 ngàn đồng, giảm 73,62% tương đương giảm 9.467.587 ngàn đồng. Vì trong năm 2011 Công ty có nhiều công trình, dự án, hợp đồng thi công nên cần nhiều lao động, nên chi phí trả cho nhân công không ký hợp đồng lao động nhiều. Năm 2013, chi phí tăng nhẹ so với năm 2012, tăng 13.96% tương đương tăng 473.942 ngàn đồng do giá cả trên thị trường biến động theo hướng tăng lên.
47
ĐVT: 1.000 đồng
Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 - 2013
,0 2000000,0 4000000,0 6000000,0 8000000,0 10000000,0 12000000,0 14000000,0 Doanh thu và thu nhập khác
Chi phí Lợi nhuận trước thuế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
48
Bảng 3.2 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nam Bắc Hà giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng
2013/2012
Chênh lệch 6 tháng 2014/2013
2012 2013 2014 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
Doanh thu và lợi nhuận khác Chi phí
Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế
1.550.286 927.365 622.921 155.707 467.213 2.409.851 2.211.192 198.659 49.664 148.994 3.759.416 3.338.905 420.511 70.085 350.426 859.565 1.283.827 (424.262) (106.043) (318.219) 155,45 238,44 31,89 31,89 31,89 1.349.565 1.127.713 221.852 20.421 201.432 156,00 151,00 211,67 141,12 235,19
49
Qua bảng tên cho thấy, tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 là 148.994 ngàn đồng, giảm 68,11% tương đương giảm 318.219 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, doanh thu và chi phí lần lượt đạt 2.409.851 ngàn đồng và 2.211.192 ngàn đồng tăng so với 6 tháng đầu năm 2011 là 55,45% và 38,44% tương đương 859.565 ngàn đồng và 1.283.827 ngàn đồng do giá cả và nhu cầu tăng.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho thấy sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, nguyên nhân gây ra sự biến động của lợi nhuận là do sự biến động của doanh thu và chi phí. Cụ thể doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt 3.759.416 ngàn đồng, 3.338.905 ngàn đồng, 350.426 ngàn đồng tăng 56,00%, 51,00%,135,19% tương đương 1.349.564 ngàn đồng, 1.127.713 ngàn đồng, 201.432 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.
Từ số liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nam Bắc Hà 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy được tình hình kinh doanh của Công ty đang dần ổn định và phát triển trở lại.
ĐVT: 1.000 đồng
Hình 3.5 Biểu đồ hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2014
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
3.6.1 Thuận lợi
-Nhìn chung Công ty có một tổ chức ổn định, luôn duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ và tổ chức thi nâng cao tay nghề.
,0 500000,0 1000000,0 1500000,0 2000000,0 2500000,0 3000000,0 3500000,0 4000000,0 Doanh thu và lợi nhuận khác Chi phí Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014
50
-Công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, phát triển nhà ở, thi công công trình,… đây là loại hình kinh doanh đạt hiệu quả cao bởi vì gắn liền với hoạt động sản xuất, nhu cầu của con người.
-Doanh nghiệp có vị trí thuận lợi: nơi tập trung khu dân cư đông đúc dể dàng co việc mua bán.
-Được sự quan tâm của các ngành chức năng của thành phố, Công ty đã thuận lợi trong việc vay vốn kinh doanh.
-Công ty có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong và ngoài thành phố, tạo mối quan hệ với khách hàng tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh.
-Công ty có khả năng đảm bảo thi công xây dựng các loại công trình theo mọi yêu cầu của chủ đầu tư.
-Ban lãnh đạo va nhân viên luôn cải tiến lề lối làm việc để phù hợp với sự phát triển của Công ty, luôn đề ra mục tiêu xem trọng khách hàng, với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… luôn được đầu tư cải tiến nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.
3.6.2 Khó khăn
-Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gay gắt do rào cản gia nhập ngành thấp nên có nhiều đối thủ mới gia nhập ngành, thị trường tiêu thụ có thể bị thu hẹp lại.
-Tình hình vật tư, giá cả thị trường biến động đã làm cho chi phí đầu tư tăng đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư.
-Hạn chế về nguồn vốn trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít so với quy mô và nhu cầu kinh doanh. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty chưa phát triển cao như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của mình.
-Công ty thành lập chưa lâu, quy mô nhỏ nên năng lực quản lý chưa thật chặt chẽ, kinh nghiệm tổ chức, điều hành chưa cao, chưa chiếm được vị trí cao trên thị trường, khả năng cạnh tranh còn yếu.
3.6.3 Định hƣớng phát triển
Nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập vào WTO thì lượng vốn đầu tư vào Việt Nam ta ngày một tăng, trong điều kiện đó đòi hỏi phải phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại sầm uất. Vì vậy, nhu cầu xây dựng của nước ta là rất lớn.
Để có thể đứng vững trước những cơ hội trong điều kiện cạnh tranh với