Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Một phần của tài liệu kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv công trình công cộng vĩnh long (Trang 39)

 Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long là Công ty sở hữu 100% vốn Nhà nước, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định thành lập, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có:

- Đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Điều lệ tổ chức và hoạt động.

- Bộ máy quản lý và điều hành.

- Con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng. - Vốn và tài sản riêng.

- Hạch toán kế toán, trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.

- Quyền giao dịch, trao đổi, mua bán, thành lập đơn vị kinh tế trực thuộc trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào Nghị định số 31/2005/NĐ-CP, ngày 11/03/2005 của Chính phủ, về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

- Căn cứ vào Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính, ban hành về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

- Căn cứ vào tình hình thực tế đối với công tác bảo vệ môi trường đô thị và khả năng của doanh nghiệp hiện có.

28

 Công ty sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích và kinh doanh như sau: - Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải rắn nguy hại, rác thải y tế.

- Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành.

- Xây dựng, quản lý, sửa chữa các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, CVCX đô thị.

- Sửa chữa nâng cấp đường giao thông nội thị theo qui hoạch, xây dựng, quản lý điểm để xe trong đô thị.

- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây, trạm biến điện, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Ban Lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính:

+ Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; + Quản lý thu chi tài chính;

+ Theo dõi giá thành sản phẩm;

+ Thanh toán, quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; + Thực hiện quyết toán và báo cáo tài chính theo định kỳ.

- Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng: Phụ trách chung. Là người giúp

Trưởng phòng kế toán tài vụ (kế toán trưởng) Phó phòng Phụ trách tổng hợp – tiền lương – thuế Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán dịch vụ giá thành sản phẩm – thuế thu nhập cá nhân Kế toán tài sản cố định- xây dựng cơ bản

29

việc tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt tài chính, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán thống kê của công ty có trách nhiệm quyền hạn theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê.

- Phó phòng (kế toán tổng hợp): Tổng hợp, lập báo cáo tài chính, tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của đơn vị theo từng thời điểm và yêu cầu công việc.

- Nhân viên thủ quỹ: Quản lý tiền mặt.

- Nhân viên Kế toán thanh toán: Tham mưu cho kế toán trưởng và cung cấp những thông tin về tình hình biến động vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

- Nhân viên Kế toán giá thành sản phẩm và thu phí vệ sinh: phân bổ chi phí theo từng khoản mục giá thành tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tăng giảm của các mục giá thành thực tế so với kế hoạch.

- Nhân viên Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi hồ sơ và quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình sử dụng nguồn vốn trong xây dựng cơ bản, tập hợp các hồ sơ công trình theo từng thời điểm và tiến độ thi công của công trình.

3.4.2 Hình thức tổ chức kế toán

3.4.2.1 Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Luật kế toán năm 2003 qui định, kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm quý và tháng. Theo đó, công ty có kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Và đơn vị sử dụng trong kế toán là tiền Việt Nam kí hiệu là VNĐ.

3.4.2.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Công ty áp dụng NĐ 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp là 1.550.000đ (địa bàn vùng III).

- Xây dựng hệ thống thang bảng lương theo NĐ 205/NĐ-CP.

3.4.2.3 Hình thức kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật Ký- Sổ Cái. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái là kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống (theo tài khoản kế toán) các nghiệp vụ kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái.

30

- Hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Nguồn: Giáo trình Tổ chức thực hiện công tác kế toán - Trần Quốc Dũng.

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ kế toán cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 ngày đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký – sổ cái, được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký – Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH

31

từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng số phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền phát sinh của phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư có các tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái.

Số liệu trên sổ Nhật ký – Sổ cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Sau đây ta xem bảng số liệu sơ lược về tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm như sau:

32

3.5.1 Sơ lược báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013

STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

2011 2012 2013 Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

1 Tổng doanh thu 30.897.647.324 29.558.512.664 34.602.159.831 (1.339.134.660) (4,33) 5.043.647.167 17,06

2 Tổng chi phí 27.630.875.268 28.742.001.493 32.257.974.077 1.111.126.225 4,02 3.515.972.584 12,23

3 CP thuế TNDN hiện hành 571.685.110 307.880.526 586.046.438 (263.804.584) (46,15) 278.165.912 90,35 4 Lợi nhuận sau thuế 2.695.086.946 508.630.645 1.758.139.316 (2.186.456.301) (81,13) 1.249.508.671 245,66

33

Nhìn vào bảng 3.1 bên trên ta có thể thấy được qua 3 năm từ 2011 đến 2013 thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng giảm không đều, một phần là do chi phí tăng lên mặt khác một phần doanh thu bị giảm xuống. Cụ thể:

+ Tổng doanh thu qua 3 năm có sự biến động tăng giảm không đều và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012, chỉ đạt 29.558.512.664 đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tình hình công ty lại có xu hướng biến động tăng lên trở lại cụ thể là tổng doanh thu đã tăng lên đạt 34.602.159.831 đồng tương đương tăng được 5.043.647.167 đồng tức tăng lên được 17,06% so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu của công ty chủ yếu là từ khối lượng dịch vụ công ích thì vẫn tăng liên tục qua các năm, nhưng công ty có thêm hoạt động kinh doanh hằng năm như: xây dựng, sửa chữa công trình văn hóa...mà doanh thu này thì thường xuyên thay đổi tăng giảm bất thường nên công ty không chủ động được trong mãng kinh doanh, chức năng chính của công ty chính là mãng công ích.

+ Tổng chi phí của công ty thì cũng có sự thay đổi ngày càng tăng qua các năm năm 2012 tăng đến 1.111.126.225 đồng tức tăng đến 4,02% so với 2011. Sang đến 2013 thì tổng chi phí lại tiếp tục tăng lên rất nhiều 3.515.972.584 đồng cũng đồng nghĩa tăng 12,23% so với 2012. Chi phí qua các năm ngày càng tăng cao là do nguồn gía vốn hàng bán đầu vào của công ty khá lớn do giá cả vật tư tăng do doanh thu tăng nên giá vốn đầu vào cũng tăng và tương ứng với một khoản doanh thu mà công ty phải thực hiện thì có một khoản chi phí giá vốn bỏ ra.

+ Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm của công ty nhìn chung có phần suy giảm không đều và giảm mạnh trong năm 2012, nguyên nhân chính là do doanh thu năm 2012 chưa ghi nhận đủ do nghiệm thu chậm đến 2013, đồng thời chi phí thì lại tăng lên đáng kể do giá vốn đầu vào tăng, cụ thể là năm 2012 sụt giảm rất nhiều so với 2011 từ 2.695.086.946 đồng giảm đi chỉ còn 508.630.645 đồng tức giảm đi 81,13%, và đến năm 2013 đã cải thiện con số tuy giảm so với 2011 nhưng có phần tăng lên so với 2012 là 1.758.139.316 đồng tương đương tăng lên được 245,66%. => Nhìn chung qua 3 năm thì tình hình công ty có phần biến động nhiều tuy nhiên qua báo cáo trên thì ta cũng thấy được công ty đã cố gắng để giúp cho công ty đạt lợi nhuận tốt nhất và đảm bảo hạn chế chi phí khác không cần thiết cũng như tăng doanh thu từ hoạt động tài chính một cách phù hợp.

3.5.2 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012 - 2014

34

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014.

ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1 Tổng doanh thu 13.718.304.183 15.231.416.753 16.138.154.396 1.513.112.567 11,03 906.737.643 5,95 2 Tổng chi phí 12.654.241.368 14.210.412.027 14.329.758.922 1.556.170.662 12,30 119.346.895 0,84 3 Chi phí thuế TNDN hiện hành 266.015.704 255.251.180 397.847.004 (10.764.525) (4,05) 142.595.824 55,86

4 Lợi nhuận sau thuế 798.047.111 765.753.546 1.410.548.470 (32.293.565) (4,05) 644.794.924 84,20

35

- Qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình lợi nhuận của công ty có sự biến đổi không đều qua 6 tháng đầu năm của các năm. Doanh thu thì liên tục tăng bên cạnh đó chi phí cũng tăng lên. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc so với 2012, 2013. Năm 2014 lợi nhuận 6 tháng đầu của công ty đạt đến mức là 1.410.548.470 đồng tăng so với 2013 là 644.794.924 đồng tức tăng 84,2. Còn trong hai năm 2012 và 2013 thì doanh thu của công ty cũng khá cao nhưng bên cạnh đó chi phí cũng cao không kém nên lợi nhuận chưa thật sự tốt. Nhưng nhìn chung qua 3 năm thì lợi nhuận của công ty đang trên hướng phát triển tốt và ổn định nên đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty trong thời gian tới.

- Đặc biệt ta thấy được có sự chênh lệch giữa lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 so với lợi nhuận cả năm. Ta có thể thấy rất rõ lợi nhuận của 6 tháng còn cao hơn nhiều so với lợi nhuận của cả năm. Đây là một điều mà công ty cần chú ý hơn nữa để không xảy ra tình trạng lỗ trong những tháng cuối năm để có thể ổn định doanh thu hơn nữa. Nguyên nhân của việc lợi nhuận có sự thay đổi và suy giảm như vậy là do trong quý 4 của năm 2012 thì lợi nhuận của công ty đã bị lỗ nặng, quý 4 năm 2012 thì lợi nhuận của công ty là âm 478.564.270 đồng chính vì thế mà kéo theo lợi nhuận cả năm giảm so với 6 tháng đầu năm và lợi nhuận cả năm cũng nhỏ hơn 6 tháng đầu năm.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi

 Có đội ngủ quản lý chuyên môn phù hợp, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm. Đồng thời công ty cũng quan tâm đến các quy định cán bộ bồ dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty trong thời gian tới giúp cho công tác quản lý điều hành hoạt động hiệu quả.

 Trong những năm gần đây công tác duy trì tu bổ sữa chữa các công trình hạ tầng, kỹ thuật, được ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn vốn kiến thiết thị chính và nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, góp phần chỉnh trang đô thị ngày càng được khang trang hơn.

 Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công ích, công nhân lao động thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, trình độ nhận thức còn hạn chế nên thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Công trình công cộng Vĩnh Long luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp, xem đây là tiền đề để công ty phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv công trình công cộng vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)