Giới thiệu sơ lược về công ty

Một phần của tài liệu kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv công trình công cộng vĩnh long (Trang 35)

- Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Công Trình Công Cộng Vĩnh Long.

- Địa chỉ: số 86, Đường 3 tháng 2, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 0703822729.

- Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh Long là công ty sở hữu 100% vốn nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND, ngày 13/7/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển

- Tiền thân của Công ty là Phòng Quản lý Đô thị thị xã Vĩnh Long, trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị cũng không ngừng phát triển.

- Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết, để tăng cường công tác quản lý đô thị và bảo vệ môi trường của tỉnh nhà. Công ty Công trình Công cộng Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 2141/QĐ.UBT ngày 09/12/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997.

- Đến tháng 7/2010 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Công ty Công trình Công cộng Vĩnh Long chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn sở hữu Nhà nước.

24

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CÔNG TY

a) Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng, quản lý, sửa chữa các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh đô thị. Khu nghĩa địa, hỏa táng, công tác vệ sinh được đảm bảo vận chuyển xử lý rác, xây dựng quản lý hệ thống vệ sinh công cộng.

- Sửa chữa nâng cấp đường giao thông nội thị theo qui hoạch, xây dựng, quản lý điểm để xe trong đô thị.

- Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành.

- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây và trạm biến điện, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa đường bộ.

- Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải công nghiệp, rác thải rắn nguy hại, rác thải y tế.

b) Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Căn cứ vào nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính Phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sỡ hữu.

- Xét đề nghị của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại tờ trình số 820/TT-BCĐĐMDN ngày 15/7/2010 về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Công Trình Công Cộng Vĩnh Long thành công ty TNHH MTV Công Trình Công Cộng Vĩnh Long. Với 2 nhiệm vụ chủ yếu:

+ Đối với hoạt động chi công ích:

 Quản lý và tổ chức việc xây dựng sửa chữa bảo quản vĩa hè đô thị.

 Trồng mới và bảo quản cây xanh trên đường phố, công viên.

 Quản lý và phát triển hệ thống công viên, chiếu sáng đô thị.

 Quản lý công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo việc vận chuyển và xử lý rác đô thị, quản lý xây dựng hệ thống vệ sinh công cộng.

 Quản lý sửa chữa nâng cấp hệ thống đường giao thông theo quy hoạch, xây dựng điểm xe ô tô trong đô thị và tại các trung tâm thương mại dịch vụ.

 Quản lý xây dựng khu nghĩa địa, hỏa táng.

25

 Làm dịch vụ mua bán vật tư chuyên dùng và vệ sinh môi trường. + Đối với hoạt động kinh doanh:

 Hợp đồng xây dựng, sửa chữa bảo quản công trình văn hóa phúc lợi.

 Hợp đồng trồng, chăm sóc cây xanh theo yêu cầu.

 Sửa chữa hệ thống chiếu sáng, thoát nước.

 Các đơn vị vệ sinh công cộng khác.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Để nắm rỏ hơn về bộ máy quản lý hoạt động bên trong của công ty ta xem sơ đồ sau:

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Đội CV-CX Xí nghiệp

VS-MT

Đội TNĐT Đội CSĐT Đội xây

dựng

Phòng TC-HC Phòng KH-KT Phòng KT-TV

Chủ sở hữu

Chủ tịch

Giám đốc

Kiểm soát viên

26

Ghi chú:

(---): Quan hệ chức năng ( ): Quan hệ trực tuyến ( ): Quan hệ tương tác

- Cơ cấu tổ chức của công ty:

+ Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc; + Kiểm soát viên;

+ Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc; + Các phòng, đội trực thuộc Công ty;

Chủ sở hữu là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.

Trong quá trình hoạt động cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Khi thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, Công ty phải thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý điều hành

Ban giám đốc:

Nhiệm vụ: lãnh đạo chung, ban hành chủ trương và quyết định tất cả mọi công việc phát sinh của công ty.

+ Giám đốc: chịu trách nhiệm lãnh đạo, giám sát kiểm tra toàn thể cán bộ công nhân viên, thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công thông qua các phó giám đốc phụ trách chuyên môn, các lãnh đạo trưởng phòng, đội trưởng trực thuộc công ty.

+ Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong phạm vi công việc được giao.

Kiểm soát viên:

Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Chủ tịch Công ty, Giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu Kiểm soát viên.

27

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trực thuộc:

- Phòng Tổ chức - Hành chính: 7 người. Nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Cty.

- Phòng Kế toán - Tài vụ: 6 người. Nhiệm vu: Tham mưu giúp việc cho Ban Lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính.

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Kinh doanh: 9 người. Nhiệm vụ: Tham mưu cho Lãnh đạo theo dõi, thực hiện và quản lý các dự án đầu tư XDCB.

- Cơ cấu tổ chức khối trực tiếp: 146 người. 1/ Xí nghiệp Vệ sinh Môi trường: 98 người. 2/ Đội thoát nước đô thị: 10 người.

3/ Đội Công viên cây xanh: 8 người. 4/ Đội Chiếu sáng đô thị: 27 người. 5/ Đội Xây dựng: 3 người.

3.3.2 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

 Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long là Công ty sở hữu 100% vốn Nhà nước, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định thành lập, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có:

- Đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Điều lệ tổ chức và hoạt động.

- Bộ máy quản lý và điều hành.

- Con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng. - Vốn và tài sản riêng.

- Hạch toán kế toán, trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.

- Quyền giao dịch, trao đổi, mua bán, thành lập đơn vị kinh tế trực thuộc trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào Nghị định số 31/2005/NĐ-CP, ngày 11/03/2005 của Chính phủ, về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

- Căn cứ vào Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính, ban hành về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

- Căn cứ vào tình hình thực tế đối với công tác bảo vệ môi trường đô thị và khả năng của doanh nghiệp hiện có.

28

 Công ty sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích và kinh doanh như sau: - Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải rắn nguy hại, rác thải y tế.

- Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành.

- Xây dựng, quản lý, sửa chữa các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, CVCX đô thị.

- Sửa chữa nâng cấp đường giao thông nội thị theo qui hoạch, xây dựng, quản lý điểm để xe trong đô thị.

- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây, trạm biến điện, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ: Tham mưu giúp việc cho Ban Lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính:

+ Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; + Quản lý thu chi tài chính;

+ Theo dõi giá thành sản phẩm;

+ Thanh toán, quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; + Thực hiện quyết toán và báo cáo tài chính theo định kỳ.

- Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng: Phụ trách chung. Là người giúp

Trưởng phòng kế toán tài vụ (kế toán trưởng) Phó phòng Phụ trách tổng hợp – tiền lương – thuế Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán dịch vụ giá thành sản phẩm – thuế thu nhập cá nhân Kế toán tài sản cố định- xây dựng cơ bản

29

việc tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt tài chính, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán thống kê của công ty có trách nhiệm quyền hạn theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê.

- Phó phòng (kế toán tổng hợp): Tổng hợp, lập báo cáo tài chính, tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của đơn vị theo từng thời điểm và yêu cầu công việc.

- Nhân viên thủ quỹ: Quản lý tiền mặt.

- Nhân viên Kế toán thanh toán: Tham mưu cho kế toán trưởng và cung cấp những thông tin về tình hình biến động vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

- Nhân viên Kế toán giá thành sản phẩm và thu phí vệ sinh: phân bổ chi phí theo từng khoản mục giá thành tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tăng giảm của các mục giá thành thực tế so với kế hoạch.

- Nhân viên Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi hồ sơ và quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình sử dụng nguồn vốn trong xây dựng cơ bản, tập hợp các hồ sơ công trình theo từng thời điểm và tiến độ thi công của công trình.

3.4.2 Hình thức tổ chức kế toán

3.4.2.1 Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Luật kế toán năm 2003 qui định, kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm quý và tháng. Theo đó, công ty có kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Và đơn vị sử dụng trong kế toán là tiền Việt Nam kí hiệu là VNĐ.

3.4.2.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Công ty áp dụng NĐ 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp là 1.550.000đ (địa bàn vùng III).

- Xây dựng hệ thống thang bảng lương theo NĐ 205/NĐ-CP.

3.4.2.3 Hình thức kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật Ký- Sổ Cái. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái là kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống (theo tài khoản kế toán) các nghiệp vụ kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái.

30

- Hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Nguồn: Giáo trình Tổ chức thực hiện công tác kế toán - Trần Quốc Dũng.

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ kế toán cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 ngày đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký – sổ cái, được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký – Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH

31

từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng số phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền phát sinh của phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư có các tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào

Một phần của tài liệu kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh mtv công trình công cộng vĩnh long (Trang 35)