Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cả phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng để thu thập các dữ liệu sơ cấp.
33
Phương pháp định tính
Phỏng vấn sâu là một phƣơng pháp hữu hiệu trong nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sự mong đợi và mức độ thỏa mãn của các học viên (cụ thể ở đây là cán bộ quản lý cấp trung của Oceanbank) về các khóa học. Qua phỏng vấn, tác giả biết đƣợc suy nghĩ, cảm xúc, kỳ vọng, sự thỏa mãn hoặc chƣa hài lòng của các học viên cũng nhƣ tìm ra các mong đợi của học viên với các chƣơng trình đào tạo của ngân hàng. Đồng thời, phỏng vấn lãnh đạo của Oceanbank cùng với đại diện Khối Nhân sự và Đào tạo cùng Trung tâm Đào tạo cũng cho tác giả một cái nhìn cụ thể nhất về chiến lƣợc, chính sách đào tạo cán bộ quản lý cấp trung của Ngân hàng. Từ kết quả của các cuộc phỏng vấn, tác giả có thể bổ sung hoặc điều chỉnh bảng câu hỏi của phiếu điều tra khảo sát cho nghiên cứu định lƣợng. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn 01 Phó Tổng giám đốc Ngân hàng phụ trách mảng nhân sự, 01 Giám đốc khối Nhân sự và Đào tạo, 01 Giám đốc Trung tâm đào tạo và 30 cán bộ quản lý cấp trung tại Hội sở và các chi nhánh của Oceanbank. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các lãnh đạo và các cán bộ tại Hội sở và các chi nhánh thuộc địa bàn Hà Nội, các cán bộ thuộc các chi nhánh ngoài Hà Nội đƣợc tác giả phỏng vấn qua điện thoại. Mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện từ 45 đến 60 phút và đƣợc ghi chép đầy đủ.
Phương pháp định lượng
Tác giả tiến hành điều tra khảo sát 30 cán bộ quản lý cấp trung của ngân hàng thông qua bảng câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với các khóa đào tạo của ngân hàng, mức độ áp dụng những kiến thức và kỹ năng đƣợc cung cấp trong các khóa đào tạo vào công việc thực tế cũng nhƣ kỳ vọng của họ vào các khóa đào tạo trong tƣơng lai. 30 cán bộ này bao gồm: 10 cán bộ tại HO, 10 cán bộ tại các CN, PGD tại Hà Nội, 10 cán bộ thuộc các
34
CN, PGD ngoài Hà Nội; 15 cán bộ là nữ, 15 cán bộ là nam; 15 cán bộ có độ tuổi từ 25-35, 10 cán bộ có độ tuổi từ 35-45, 5 cán bộ có độ tuổi từ 45-50.
Thiết kế bảng hỏi:
Bảng hỏi (questionnare) là một công cụ phổ biến để thu nhập thông tin trong điều tra khảo sát (survey). Trong bảng hỏi, tác giả sử dụng cả hai hình thức là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, chủ yếu là câu hỏi đóng. Cụ thể:
Câu hỏi đóng: Đây là loại câu hỏi đã bao gồm các phƣơng án trả lời, ngƣời đƣợc hỏi chỉ chọn một trong các phƣơng án. Mức độ hài lòng đƣợc đo lƣờng theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 là Rất không hài lòng, 2 là Không hài lòng, 3 là Bình thƣờng, 4 là Hài lòng, 5 là Rất hài lòng. Mức độ áp dụng vào công việc thực tế cũng đƣợc đo lƣờng theo 5 mức, cụ thể: 1 là Kém, 2 là Trung bình, 3 là Khá, 4 là Tốt, 5 là Xuất sắc.
Câu hỏi mở: Với loại câu hỏi này thì ngƣời đƣợc hỏi có thể tự trả lời theo suy nghĩ và đánh giá của mình với các ý kiến và đề xuất.
Sau khi hoàn thành sơ bộ các câu hỏi, tác giả đã tham khảo ý kiến của Khối Nhân sự và Đào tạo và tiến hành phỏng vấn thử một CBQLCT với mục đích tìm hiểu các câu hỏi có dễ hiểu không và có cần điều chỉnh gì không để thay đổi cho phù hợp. Bảng hỏi đƣợc sử dụng trong điều tra khảo sát đƣợc trình bày tại phụ lục.
Phƣơng thức liên hệ
Có nhiều phƣơng thức liên hệ để thực hiện điều tra khảo sát nhƣ liên hệ qua điện thoại, gửi thƣ, email, fax, phỏng vấn trực tiếp... Với những CBQLCT tại Hội sở Oceanbank và các chi nhánh, PGD tại Hà Nội, tác giả gửi phiếu điều tra trực tiếp, còn với CB tại chi nhánh, PGD ngoài địa bàn Hà Nội, tác giả gửi qua đƣờng chuyển phát nhanh với sự hỗ trợ của Khối NS&ĐT và Văn phòng HO.
35