8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
3.4.2. Phân tích định tính các bài kiểm tra
3.4.2.1. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Qua kiểm tra bài cũ và phân tích kết quả các bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy ở nhóm TN học sinh nắm chắc chắn kiến thức KN và khẳ năng phân tích các KN tốt hơn, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức tốt hơn.
Ví dụ: Bài kiểm tra số 6 mang tính tổng hợp và khái quát cao: “So sánh sự vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật và động vật về con đường, động lực và các chất vận chuyển chủ yếu ”. Nhóm thực nghiệm HS làm bài rất tốt nhiều em đạt điểm tối đa.
3.4.2.2. Về độc lập, tích cực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh
Thông qua việc phân tích kết quả các bài kiểm tra về mặt định lượng, kết hợp với việc quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập ngay trong quá trình dạy TN, chúng tôi nhận thấy nhóm TN hơn hẳn nhóm đối chứng về lòng say mê, sự nhiệt tình, tính tích cức học tập, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức và năng lực tư duy…Ví dụ khi dạy bài “Tiêu hoá ở động vật - mục II: Các hình thức tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau”, chúng tôi yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
* Ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá:
- Nêu trình tự các giai đoạn tiêu hoá thức ăn ở trùng đế dày? * Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
- Các loài ruột khoang và giun dẹp làm thế nào để tiêu hoá được thức ăn? - Tại sao trong túi tiêu hoá, thức ăn sau khi được tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào
- So với động vật đơn bào thì, tiêu hoá ở ĐV có túi tiêu hoá có ưu điểm gì hơn?
* Tiêu hoá ở ĐV có ống tiêu hoá
- Nêu đặc điểm của ống tiêu hoá thích nghi với nhiệm vụ biến đổi thức ăn phức tạp thành chất đơn giản?
- Sự phân hoá các bộ phận có chức năng gì?
- Chất dinh dưỡng đã được biến đổi được biến đổi hấp thụ vào cơ thể qua cơ quan nào?
Với cách tổ chức và điều khiển hoạt động như trên nên HS rất say mê tìm hiểu và thảo luận nhóm để nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Hầu hết ở các lớp dạy thực nghiệm, HS đều có thể trả lời các câu hỏi mà GV đã nêu và rất ít có sai sót.
Trong khi đó, ở các lớp ĐC vẫn những câu hỏi đó nhưng đa số HS không thể tìm ra được câu trả lời do quen với cách học thụ động.
3.4.2.3. Khả năng lưu giữ thông tin (Độ bền kiến thức) của HS
Kết quả TN cho thấy, ở nhóm TN do làm quen với cách học đòi hỏi liên tục hoạt động, được rèn luyện các kỹ năng hoạt động trí tuệ như quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, các kỹ năng thu thập, sắp sếp thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ… nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm các em nhớ lâu, nhớ chính xác, thể hiện ở chất lượng làm bài của nhiều HS sau TN vẫn rất tôt, điểm số nhìn chung có xu hướng ổn định.
Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, nhiều HS không còn nhờ gì sau 3 tuần học. Vì vậy, điểm số không ổn định, tỉ lệ điểm khá giỏi giảm xuống nhanh chóng, ngược lại tỉ lệ điểm yếu kém tăng lên nhanh.
Ví dụ: Câu 1 bài kiểm tra số 5: So sánh quá trình quá trình thu nhận vật chất ở ĐV và TV?
Với câu hỏi này phần lớn HS nhóm thực nghiệm lập bảng so sánh, và từ bảng rút ra điểm giống và khác nhau. Trong khi lớp đối chứng thì hầu như không làm được hoặc làm nhưng không đầy đủ.
Tóm lại, qua việc phân tích kết quả điều tra, kiểm tra các giai đoạn trước và sau khi thực nghiệm kết hợp với quá trình theo dõi quá trình học tập của HS trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thấy đúng giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ