8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.3.2. Sử dụng các biện pháp đã đề xuất trên để hướng dẫn HS hình thành KN
thành KN chuyển hoá vật chât và năng lượng ở ĐV
Trong phần này GV hướng dẫn học sinh vừa hình thành kiến thức mới về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở ĐV, vừa so sánh với chuyển hoá ở TV về từng nội dung để rút ra điểm chung thể hiện quá trình quá trình chuyển hoá ở cấp cơ thể. Ở phần này GV nên sử dụng nhiều câu hỏi so sánh để HS rút ra điểm tương đồng. GV cho HS tự nghiên cứu kết hợp với thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Cho biết dạng vật chất cơ quan và cơ chế mà ĐV thu nhận từ môi trường?
- So sánh giai đoạn thu nhận vật chất ở TV và ĐV? Từ đó cho biết giai đoạn thu nhận có vai trò gì với quá trình CHVC&NL ở cơ thể đa bào?
- Vì sao ở ĐV phải có giai đoạn tiêu hoá thức ăn? Quá trình tiêu hoá diễn ra ở cơ quan nào, quá trình thực hiện như thế nào?
- Cho biết mối quan hệ về dinh dưỡng giữa TV và ĐV?
- Lý giải vì sao ở TV và ĐV đều cần có cơ quan vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận kia?
Để HS rút ra điểm tương đồng về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV, GV sử dụng bảng hệ thống sau để HS so sánh đối chiếu tìm ra điểm tương đồng:
Bảng 2.8: So sánh quá trình thu nhận vật chất ở ĐV và TV
Giai đoạn thu nhận TV ĐV
Dạng vật chất - Dạng phân tử vô cơ: H2O, CO2, O2
- Dạng iôn: NH4+, K+
- Dạng hợp chất hữu cơ: Mẩu thức ăn nhỏ
- Dạng phân tử vô cơ: H2O, O2
- Dạng iôn: Na+, Fe2+ - Dạng hợp chất hữu cơ: Mẩu thức ăn lớn
Cơ quan thực hiện Rễ, lá Hệ tiêu hoá, hô hấp Cơ chế Khuếch tán, chủ động Thức ăn biến đổi thành
dạng đơn giản như axit amin, axit béo, glyxerin rồi mới hấp thụ vào máu theo cơ chế khuếch tán hoặc chủ động
Sau khi HS hoàn thành bảng, GV yêu cầu HS rút ra điểm tương đồng về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV như sau:
Cả TV và ĐV đều phải thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài làm cơ sở tổng hợp nên chất hữa cơ của cơ thể. Thức ăn được thu nhận từ môi trường ở 3 dạng (phân tử vô cơ, ion, hợp chất hữu cơ) qua cơ quan chuyên trách. Thức ăn thu nhận được biến đổi thành dạng dễ hấp thụ sau đó được hấp thụ vào cơ thể theo cơ chế khuếch tán chủ động.
Như vậy, sau khi học sinh học xong phần CHVC&NL ở TV và ĐV ở bài tổng kết cuối chương GV sử dụng bảng hệ thống hoá các giai đoạn chuyển hoá ở cấp cơ thể, hình thành KN CHVC&NL ở cấp cơ thể.
Như chúng ta đã biết quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng có 4 giai đoạn đó là: thu nhận, vận chuyển, biến đổi, hấp thụ, bài xuất.
Vậy ở các giai đoạn này thì Thực vật và động vật giống và khác nhau như thế nào?
Bảng 2.9: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV và ĐV
Quá trình chuyển
hoá TV ĐV
Thu nhận
- Dạng vật chất - Cơ quan thực hiện -Cơ chế hấp thụ
- Hợp chất vô cơ, hữa cơ, ion - Rễ, lá
- Khuếch tán, chủ động
- Hợp chất vô cơ, hữa cơ, ion -Cơ quan tiêu hoá và hô hấp - Khuếch tán, chủ động
Vận chuyển
- Cơ quan thực hiện - Động lực
- Mạch gỗ, mạch rây
- Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước qua lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
- Chênh lệch áp xuất thẩm thấu.
- Hệ tuần hoàn (Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). - Lực đẩy và lực hút của tim. - Lực liên kết.
- Chêch lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
Biến đổi Quá trình đồng hoá và dị hoá
diễn ra trong tế bào.
Quá trình đồng hoá và dị hoá diễn ra trong tế bào.
Bài xuất
- Sản phẩm
- Cơ quan thực hiện - Cơ chế - Các sản phẩm tiết, các chất khí. - Rễ, lá, hoa… - Khuếch tán, chủ động. - Các sản phẩm tiết, các chất khí.
- Cơ quan bài tiết hô hấp - Khuếch tán, chủ động.
Từ bảng hệ thống trên chúng ta thấy rằng, quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV và ĐV có những điểm tương đồng như sau:
+ Giai đoạn thu nhận: Cơ thể phải thu nhận vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài làm cơ sở tổng hợp nên chất hữu cơ. Thức ăn được thu nhận từ môi trường ở 3 dạng (Phân tử vô cơ, ion, hợp chất hữu cơ) qua các cơ quan chuyên trách. Thức ăn thu nhận có thể được biến đổi thành dạng dễ hấp thụ sau đó được hấp thụ vào cơ thể theo cơ chế khuếch tán, chủ động.
+ Giai đoạn vận chuyển: Thức ăn sau khi được hấp thụ vào cơ thể tiếp tục được vận chuyển đến bộ phận biến đổi nhờ hệ mạch. Vật chất vận chuyển được trong hệ mạch đến bộ phận biến đổi là nhờ chênh lệch áp suất, lực đẩy, lực hút và lực liên kết giữa các phân tử và với thành mạch giúp vật chất được vận chuyển liên tục.
+ Giai đoạn biến đổi: Được thực hiện trong các tế bào của cơ thể. Bao gồm các quá trình tổng hợp (thu nhận năng lượng) và phân giải (giải phóng năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong cơ thể).
+ Giai đoạn bài xuất: Sản phẩm của quá trình biến đổi tạo ra chất hữu cơ cho hoạt động sống của cơ thể, ngoài ra còn có những chất thừa có thể độc hại cho cơ thể sẽ được bài xuất ra ngoài qua cơ quan chuyên trách theo cơ chế vận chuyển chủ động hoặc thụ động.
Như vậy ở cấp cơ thể khái niệm CHVC&NL có thể hệ thống bằng sơ đồ như sau:
Môi trường