Phát triển khái niệm

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 27 - 31)

8. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.2.4. Phát triển khái niệm

1.2.4.1. Cơ sở triết học

Kế thừa sự hợp lý của từng quan điểm trên, đồng thời nâng lên thành quan điểm lý luận, nó là lý luận về sự phản ánh của Lênin và của logic biện

chứng. Quan điểm này cho rằng thực tiễn là xuất phát điểm, là tiêu chuẩn chân lý cho sự phát triển nhận thức và sự nhận thức là một quá trình vận động từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng lại trở về thực tiễn nhưng được nâng cao lên ở mức độ cao hơn và cứ như vậy tiếp cận dần đến chân lý. Quá trình vận động này bao gồm các khâu khác nhau về chất lượng và bổ sung cho nhau đó là quá trình nhận thức cảm tính và lý tính. Nhận thức cảm tính tuy chỉ phản ánh bề ngoài, phản ánh trực quan riêng, chung nhưng cũng phản ánh được phản được phần nào về bản chất và phản ánh cái riêng thống nhất với cái chung. Do sự tác động bổ sung lẫn nhau mà hình thành hai loại tư duy là tư duy kinh nghiệm và tư duy lý thuyết.

- Tư duy kinh nghiệm: Dựa vào sự quy nạp các tài liệu cảm tính, do đó

cái chung trừu tượng được biểu thị bằng khái niệm, trong đó chưa có sự biểu thị về bản chất.

Tính chung này hình thành biểu tượng chung. Như vậy ứng với mức tư duy kinh nghiệm tức là một phương thức thu nhận kiến thức bằng các giác quan mà kết quả là hình thành một biểu tượng chung và kiểu tư duy này không có khả năng hoàn thành tri thức về lý luận.

-Tư duy lý thuyết: Chủ yếu dựa vào sự phân tích bằng cách trừu tượng, đi

theo con đường diễn dịch mà kết quả là xây dựng nên các khái niệm khoa học và tạo thành hệ thống khái niệm đa dạng, biện chứng, sinh động, nhờ đó có khả năng dự đoán được sự vận động, phát triển của đối tượng, là cơ sở cho khả năng hành động sáng tạo của con người.

Theo Lênin, tư duy khoa học gắn liền với tư duy lý thuyết.Đặc trưng của tư duy khoa học là nhận xét đối tượng phù hợp với bản chất riêng của nó. Khái niệm khoa học là hình thức hoạt động của tư duy, nhờ đó mà tái sinh các đối tượng lý thuyết. Ở đây, khái niệm vừa là hình thức phản ánh đối tượng, đồng thời lại là phương tiện tái sinh khái niệm bằng tư duy. Nội dung của tư duy lý thuyết là mối quan hệ khái quát của hiện tượng, tạo nên hệ thống chọn

vẹn. Việc tư duy lý thuyết và tư duy kinh nghiệm dẫn tới phân biệt khái niệm trừu tượng và khái niệm cụ thể.

1.2.4.2. Ý nghĩa của phát triển khái niệm

Ý nghĩa của phát triển khái niệm trong dạy học:

Trong dạy học, bất cứ một KN nào, nhất là KN phức tạp, đều không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc, mà KN có quá trình hình thành và phát triển của nó. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của nội hàm KN. Đó là quá trình đi từ nghèo nàn đến phong phú, từ nông đến sâu, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ hơn, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Sự phát triển các KN trong dạy học được thực hiện qua con đường đào sâu liên tục những hiểu biết về bản chất sự vật, hiện tượng.

Một nhiệm vụ của quá trình dạy học là phải hình thành và phát triển KN một cách có kế hoạch. Sự phát triển của phần lớn các KN trong dạy học được quy định bởi nội dung chương trình, bởi tính logic trong kết cấu của các chương mục. Các KN khoa học phải được hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch. Đặc biệt, là các KN đại cương phức tạp, không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà tuần tự, từ bài này sang bài khác, từ chương này qua chương khác, thậm chí từ phần này sang phần khác và từ lớp này sang lớp khác của một cấp học. Nội dung của KN được phát triển theo hướng ngày càng được bổ sung đầy đủ, cụ thể, khối lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng đổi mới. GV phải biết chủ động phát hiện ra tính logic ấy, phân tích yêu cầu cụ thể của việc nắm vững KN đó qua từng chương từng bài, phải đặt KN đó trong mối liên hệ với các KN khác, có khi không phải trong phạm vi chương trình môn học mà cả ở những môn liên quan.

Mặt khác, sự phát triển của KN trong quá trình dạy học được quy định bởi bản chất của quá trình nhận thức của HS. Các KN trong chương trình mà HS phải lĩnh hội có rất nhiều, ngày càng phức tạp, trừu tượng mà năng lực trình của HS ở từng lớp lại có hạn. Do vậy, các KN phải được hình thành dần dần, phù hợp với quá trình nhận thức của HS. Nghĩa là, sự phát triển KN

phải đi đôi với vốn tri thức, năng lực và sự phát triển thế giới quan khoa học của HS.

Như vậy, sự phát triển KN trong dạy học là một quy luật, giúp HS ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn hiện thực khách quan.

1.2.4.3. Các hướng phát triển khái niệm

- Cụ thể hoá nội dung khái niệm:

Nội dung sự vật hiện tượng phản ánh trong khái niệm được khảo sát dần dưới nhiều khía cạnh mới. Nội dung của một khái niệm được phân tích thành nhiều yếu tố, nhờ đó mà học sinh nắm khái niệm một cách đầy đủ, chính xác.

Ví dụ: Khái niệm chọn lọc tự nhiên lúc đầu chỉ hình thành bằng phát biểu câu định nghĩa chọn lọc tự nhiên sau đó phân tích dần thành các yếu tố:

+ Tích chất của quá trình chọn lọc tự nhiên: tự phát, tất yếu + Nội dung của chọn lọc tư nhiên: Tích luỹ các biến dị có lợi,…

+ Cơ sở của chọn lọc tự nhiên: đấu tranh sinh tồn và cạch tranh sinh học. + Kết quả chọn lọc tự nhiên: hình thành những đặc điểm thích nghi + Vai trò chọn lọc tự nhiên: sự sáng tạo những loài mới.

Như vậy con đường để phát triển khái niệm: Tổng hợp – phân tích sau đó lại tổng hợp (tổng – phân - hợp).

Quá trình cụ thể hoá phải thông qua nhiều bài, nhiều chương thậm chí có khi từ đầu tới cuối chương trình mới cụ thể một khái niệm nào đó.

- Hoàn thiện nội dung khái niệm:

Trong một số trường hợp, học sinh chưa đủ kiến thức cơ sở để nắm khái niệm ở mức đầy đủ, giáo viên phải hình thành khái niệm ở dạng chưa hoàn toàn đầy đủ (không được sai). Sau đó, khi đã đủ điều kiện sẽ được xem xét và chỉnh lí cho chính xác và đầy đủ hơn.

- Sự hình thành khái niệm mới:

Trong khoa học, sự hình thành những lĩnh vực nghiên cứu mới thường đi kèm với sự xuất hiện khái niệm mới.

Trong giảng dạy và học tập, mỗi lần chuyển sang một bài mới, chương mới, phần mới, phân môn mới, học sinh lại được tiếp xúc những khái niệm mới. Các khái niệm mới này không phủ nhận khái niệm cũ, mà trái lại nó làm sáng tỏ thêm khái niệm cũ bằng cách chỉnh lý lại giới hạn khái niệm cũ.

Trong dạy học, mỗi khi tiếp xúc với một hiện tượng mới mà vốn khái niệm đã có chưa đủ để phản ánh thì cần phải hình thành khái niệm mới.

Ví dụ: Lúc đầu nghiên cứu di truyền về mặt kiểu hình người ta chỉ xác lập được một số hiện tượng biểu hiện ở bên ngoài qua các thế hệ. Về sau khi những hiểu biết về di truyền học phân tử hoàn thiện người ta đã tiếp cận đến và phát hiện một loạt những khái niệm mới về di truyền, hoặc khi bổ sung chỉnh lí nội dung của khái niệm cũ làm cho nội hàm của nó phong phú đến mức làm thay đổi về chất dẫn tới hình thành khái niệm mới thay thế khái niệm cũ.

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w