Biện pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 45 - 54)

8. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.2. Biện pháp kĩ thuật

Trong dạy học, một phần không thể thiếu là công cụ để GV hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức mới. Trong hướng dẫn học sinh học phần CHVC&NL sử dụng công cụ dạy học giúp HS tìm ra được những dấu hiệu chung nhất của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể. Công cụ để hướng dẫn HS hình thành KN có thể là những câu hỏi, bài tập, phiếu học tập.

Công cụ được coi như là phương tiện để GV hướng dẫn HS học. Để HS thực hiện được logic học phần CHVC&NL như phần đã nêu trên, GV phải sử dụng công cụ dạy học để hiện thực hoá kiến thức CHVC&NL cho HS. Khi xác định được logic dạy học, tuỳ vào đặc điểm nội dung của bài mà GV lựa chọn công cụ giảng dạy phù hợp để dẫn đến những tri thức theo logic dạy học đưa ra. Theo logic dạy học phần CHVC&NL đã nêu ở trên, đề tài đưa ra công cụ hướng dẫn học sinh hình thành KN là sử dụng câu hỏi, bài tập dạng bảng hệ thống hoặc sử dụng phiếu học tập.

2.2.2.1. Biện Pháp sử dụng câu hỏi

Như đã biết, câu hỏi dùng để mã hoá nội dung dạy học. Trong dạy học Sinh học 11, GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi mang tính chất tái hiện hoặc vận dụng … Khi dạy phần CHVC&NL ở cấp cơ thể các câu hỏi trên vẫn được sử dụng, tuy nhiên để thể hiện được điều đó nên sử dụng các câu hỏi dạng tổng hợp, phân tích, so sánh.

+ Sử dụng câu hỏi dạng tổng hợp:

Mỗi phần trong sách giáo khoa là cơ sở giúp HS hình thành những kiến thức về CHVC&NL biểu hiện ở TV và ĐV là kiến thức chuyên khoa. Những kiến thức chuyên khoa là cơ sở để rút ra khái niệm, quá trình sinh học đặc

trưng cho cấp độ cơ thể, GV vừa sử dụng nội dung sách giáo khoa, vừa bổ sung cơ sở dữ liệu để HS có nội dung tổng hợp kiến thức.

Ví dụ: Sử dụng câu hỏi để tổng hợp kiến thức khi HS học về giai đoạn thu nhận vật chất từ môi trường ngoài ở ĐV

Câu hỏi: Cơ thể ĐV thu nhận vật chất từ ngoài môi trường ở những dạng nào?

Với câu hỏi này, HS phải tìm những nội dung trong sách giáo khoa về giai đoạn thu nhận (có ở bài: tiêu hoá, hô hấp) để tìm vật chất mà cơ thể ĐV hấp thụ (thức ăn dạng phân tử hữu cơ, nước, iôn khoáng, CO2, O2); sau đó phân chia vật chất hấp thụ cùng dạng vào một nhóm rút ra được kết luận cơ thể ĐV thu nhận vật chất ở ba dạng: dạng phân tử vô cơ, dạng ion, dạng hợp chất hữu cơ.

+ Sử dụng câu hỏi dạng phân tích

Đây là dạng câu hỏi ngược với câu hỏi dạng tổng hợp, GV có thể xác định điểm tương đồng rồi đặt câu hỏi để HS phân tích, chứng minh tại sao giữa TV và ĐV lại có điểm tương đồng đó. Với dạng câu hỏi này, HS phải phân tích nội dung tri thức phần TV và ĐV đã lĩnh hội để tìm ra điểm tương đồng, đồng thời có thể đưa ra dẫn chứng để chứng minh sự tương đồng đó.

Ví dụ: Khi dạy quá trình thu nhận vật chất và năng lượng ở TV và ĐV, GV có thể đặt câu hỏi cho HS phân tích như sau: Chứng minh cơ chế hấp thụ các chất từ môi trường ngoài luôn tuân theo hai cơ chế: Khuếch tán và chủ động?

Ở câu hỏi này GV đã đưa ra cho HS biết cơ chế hấp thụ các chất từ môi trường ngoài, nhiệm vụ của học sinh là phân tích làm rõ bản chất của hai cơ chế trên, sau đó lấy được ví dụ về hai cơ chế này ở cả ĐV và TV.

+ Sử dụng câu hỏi so sánh

Câu hỏi này chỉ sử dụng sau khi HS đã học xong nội dung về CHVC&NL ở ĐV. Để trả lời câu hỏi so sánh HS phải trả lời câu hỏi trả lời cả điểm giống và khác nhau về đối tượng so sánh. Sử dụng câu hỏi so sánh HS

phải phân tích kết hợp với tổng hợp kiến thức để tìm ra điểm giống và khác nhau. Câu hỏi được dùng để mã hoá nội dung dạy học, do đó câu hỏi so sánh được sử dụng trong dạy học lấy quá trình chuyển hoá ở động vật và thực vật làm tiêu chi so sánh.

Ví dụ: Sau khi học xong bài hệ tuần hoàn ở ĐV, GV nêu câu hỏi cho HS như sau: So sánh quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể giữa TV và ĐV? Để trả lời câu hỏi này HS phải phân tích các yếu tố tham gia vào quá trình vận chuyển các chất ở cả TV và ĐV, qua đó mới chỉ ra được điểm giống và điểm khác.

2.2.2.2.. Biện pháp sử dụng phiếu học tập

Phiếu học tập được sử dụng để giao công việc cho HS, phiếu học tập có thể được thiết kế chỉ gồm những câu hỏi, hoặc bảng hệ thống, hoặc sử dụng cả câu hỏi, bảng hệ thống trong phiếu.

Ví dụ: Khi sử dụng phiếu học tập phát triển kĩ năng so sánh

Khi hướng dẫn HS học giai đoạn vận chuyển vật chất, GV có thể sử dụng phiếu sau:

So sánh giai đoạn vận chuyển vật chất giữa TV và ĐV

Giống……… …..

Khác:

Giai đoạn vận chuyển TV ĐV

Dạng vật chất Cơ quan vận chuyển Cơ chế vận chuyển

Vai trò vận chuyển trong CHVC&NL

Sử dụng phiếu học tập dạng so sánh giúp HS vừa chỉ ra điểm tương đồng và điểm riêng biệt về CHVC&NL ở TV và ĐV.

2.2.2.3. Sử dụng phương tiện trực quan

Sơ đồ, tranh vẽ, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ,… là sự khái quát hóa tài liệu một cách có mục đích bằng những kí hiệu tượng trưng, ước lệ. Thông tin trong SGK Sinh học mới không được thể hiện bằng ngôn ngữ viết mà còn thể hiện bằng hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,… đòi hỏi HS phải sử lí (tìm tòi, phân tích, tổng hợp, khái quát) để đi tới kiến thức cần lĩnh hội với sự hỗ trợ của GV khi khi cần thiết.

Loại hình học tập này được vận dụng ở hầu hết các bài giảng để giúp HS có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt giúp HS tiếp thu nội dung một cách có hệ thống, khái quát.

- Những lưu ý khi sử dụng PTTQ

+ Sử dụng kịp thời, đúng lúc, đúng nội dung và phù hợp với mục tiêu cần đạt.

+ Cần giới thiệu các chi tiết trên tranh, phim, ảnh động, hay giới thiệu về mô hình, mẫu vật trước khi HS quan sát.

+ Cần có định hướng rõ ràng và xác định mục tiêu của việc sử dụng tài liệu, SGK.

Tuy nhiên, dù sử dụng PTTQ nào thì trong quá trình dạy học vần phải kết hợp hệ thống câu hỏi hay bài tập hoặc PHT để định hướng HS khai thác kiến thức.

Ví dụ: Sử dụng mẫu vật, tranh vẽ để HS phân biệt các hình thức hô hấp ở động vật, ta có thể sử dụng PHT và tổ chức cho HS thảo luận nhóm như sau:

- Phát phiếu học tập theo bàn

- Giới thiệu hình phóng to, tranh ảnh động kết hợp đọc mục III/72SGK về các hình thức hô hấp của động vật

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và kết hợp đọc SGK mục III sau đó cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 15 phút.

hô hấp Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi 2.2.2.4 . Biện pháp sử dụng bảng hệ thống

Bảng hệ thống giúp học sinh vừa hệ thống lại quá trình CHVC&NL ở TV, ĐV vừa dễ dàng so sánh tìm ra điểm tương đồng. Khi dạy chương I: chúng ta có thể sử dụng 3 dạng bảng sau để hình thành kiến thức:

Dạng 1: Sử dụng bảng để hình thành nội dung kiến thức về CHVC&NL ở TV hoặc ĐV. Với dạng bảng này chỉ cần sử dụng hai cột, một cột nêu các tiêu chí cần hệ thống, cột còn lại chỉ đối tượng là TV hoặc ĐV được hệ thống. Ví dụ:

Bảng 2.4: Giai đoạn Bài xuất các chất trong chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV

Bài xuất TV

Sản phẩm

Cơ quan thực hiện Cơ chế

Dạng 2: Sử dụng bảng để hệ thống đồng thời nội dung về CHVC&NL ở cả TV và ĐV. Bảng dạng này được chia thành 3 cột, cột thứ nhất thể hiện các tiêu chí cần hệ thống, hai cột còn lại chỉ đối tượng TV hoặc ĐV được hệ thống. Khi sử dụng bảng hệ thống này HS có thể so sánh điểm giống nhau và điểm riêng biệt về CHVC&NL giữa TV và ĐV. Có thể khi sử dụng bảng này, ví dụ bảng 2.4 thì mới chỉ dừng lại ở dạng so sánh đặc điểm có hai giới chứ trong bảng chưa thể hiện được điểm tương đồng, vì vậy sau khi HS hoàn thành bảng GV yêu cầu HS rút ra được điểm tương đồng. Ví dụ: Lập bảng hệ thống hướng dẫn học sinh học giai đoạn hấp thụ các chất trong CHVC&NL như sau:

Giai đoạn thu nhận ĐV TV Dạng vật chất - Dạng phân tử vô cơ:

H2O, CO2, O2

- Dạng iôn: NH4+; K+ - Dạng hợp chất hữu cơ: Mẩu thức ăn nhỏ

- Dạng phân tử vô cơ: H2O, O2 - Dạng iôn: Na+, Fe2+

- Dạng hợp chất hữu cơ: Thường là mẩu thức ăn lớn

Cơ quan thực hiện Rễ, lá Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp

Cơ chế Khuếch tán, chủ động Thức ăn biến đổi thành dạng đơn giản như axit amin, glucozơ, axit béo,…rồi mới hấp thụ vào máu theo cơ chế khuếch tán hoặc chủ động.

Sau khi hoàn thiện bảng, GV yêu cầu HS rút ra điểm tương về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV như sau:

Cả TV và ĐV đều phải hấp thụ thức ăn từ môi trường ngoài làm cơ sở để tổng hợp nên chất hữu cơ của cơ thể. Thức ăn được thu nhận từ môi trường ở 3 dạng (Phân tử vô cơ, ion, hợp chất hữu cơ) qua cơ quan chuyên trách. Thức ăn thu nhận có thể được biến đổi thành dạng dễ hấp thụ sau đó được hấp thụ vào cơ thể theo cơ chế khuếch tán, chủ động.

Dạng 3: Sử dụng bảng giổng bảng 2 nhưng thêm một cột thể hiện cấp cơ thể, nghĩa là sau khi HS hoàn thành nội dung ở cơ thể TV, ĐV sẽ rút ra điểm tương đồng thể hiện cấp cơ thể.

Ví dụ:

Bảng 2.6: Đặc điểm giai đoạn thu nhận vật chất và năng lượng ở TV, ĐV, cơ thể

Nội dung

Đối tượng

Vận chuyển vật chất

Dạng vật chất Cơ quan vận chuyển Cơ chế vận chuyển TV

ĐV

Cấp cơ thể

2.2.2.5. Biện pháp sử dụng tư liệu dạy học

Do cách biên soạn của SGK theo hướng lồng ghép sinh học cơ thể TV và cơ thể ĐV, nên nhiều thông tin để HS có cơ sở xác định điểm tương đồng. Để khắc phục nhược điểm này, trong khâu phân tích cấu trúc nội dung để tìm

điểm tương đồng và biện pháp giảng dạy, GV nên chú ý xác định nội dung SGK chưa thể hiện điểm tương đồng để lấy tư liệu tham khảo cho HS. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh học phần CHVC&NL ở TV, GV có thể đưa ra các tài liệu để cho HS tham khảo:

Ví dụ: GV có thể sử dụng thông tin sau để hướng dẫn HS nghiên cứu giai đoạn thu nhận vật chất

“Lá cây ăn thịt hay lá cây bắt mồi. Một số cây lá có biến thái chuyên hoá như một cơ quan bắt các loại côn trùng nhỏ và có khả năng tiêu hoá được chúng, ví dụ như ở cây Drosera, Dinonace, Utricularia, Nepenthes”

Phiến lá cây cỏ tĩ gà hay con gọi là cây bèo đất, thường có ở các ruộng khô được phủ lớp lông tiết. Tận cùng của các lông tiết đó tiết ra chất dịch nhầy có dạng giọt nhỏ thu hút các côn trùng bay tới và dính vào đó. Các lông tiết khi đó gập cong lại ghì chặt lấy côn trùng và tiêu hoá dần thịt của các ĐV nhỏ nhờ một loại enzym.

Cây nắp ấm là loại cây thường sống ở vùng ven biển nhiệt đới châu Á, Úc, thường gặp ở nước ta, có cuống rất dài, gốc cuống biến thành phiến rộng, phẳng, phần giữa biến đổi thành tua cuốn, còn phần trên có dạng một cái bình mà trên đó phiến lá đính nghiêng trông như một cái nắp đậy. Mép bình tiết ra mật, phần trên của vách trong rất trơn, còn phần dưới cũng như đáy bình có các tuyến tiết. Côn trùng tìm ra mật đến đậu trên mép bình bị trượt rơi xuống đáy nơi có dịch tiết ra từ các tuyến, do đó bị tiêu hoá”[1,tr.178].

Từ thông tin trên GV hướng dẫn HS rút ra được kết luận về dạng vật chất mà TV thu nhận là ngoài dạng vô cơ, một số loài còn thu nhận vật chất dạng hữu cơ. Dạng này cơ thể không hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, mà nhờ enzym tiết ra từ lá phân huỷ con mồi thành chất đơn giản cơ thể mới hấp thụ được.

2.2.3. Biện pháp tổ chức

Sau khi xác định logic và công cụ dạy học, GV lựa chọn biện pháp tổ chức hướng dẫn học cho HS. GV tổ chức cho HS học theo các bước:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm. Bước 2: Tổ chức thảo luận

Bước 3: GV tổng kết và chính xác hoá kiến thức.

Ví dụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn thu nhận vật chất Bước 1: Giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm

GV phát phiếu học tập cho HS: Tìm hiểu giai đoạn thu nhận vật chất ở TV, ĐV, cấp cơ thể.

a. Hoàn thành bảng sau:

Giai đoạn thu nhận vật chất TV ĐV

- Dạng vật chất - Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ

b. Tìm điểm giống và điểm riêng biệt trong giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV? Giai đoạn thu nhận có vai trò gì trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể đa bào?

GV có thể chia lớp thành hai nhóm lớn (mỗi nhóm lớn có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ, nghiên cứu cùng một nội dung). Trong đó

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thu nhận ở TV. HS phải nghiên cứu những nội dung sau:

- Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng - Bài 8: Quang hợp ở thực vật

- Bài 12: Hô hấp ở thực vật (Mục I- Khái quát về hô hấp ở TV). - Tài liệu về cây bắt mồi

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về dạng vật chất, cơ quan, và cơ chế hấp thụ ở ĐV. HS nghiên cứu những nội dung sau:

- Bài 15,16: Tiêu hoá ở động vật

- Bài 17: Hô hấp ở động vật (Mục I – Hô hấp là gì?; Mục II – Các hình thức hô hấp).

- Sau khi giao nhiệm vụ, GV yêu cầu các cá nhân tự lực nghiên cứu SGK sau đó thảo luận, ghi kết quả trình bày.

- Trong khi thảo luận, GV theo sát hoạt động của mỗi nhóm để giải đáp thắc mắc hoặc đưa ra những câu hỏi gợi ý cho HS.

Ví dụ: Khi nhóm 1 thảo luận, GV có thể đặt câu hỏi: Em có rút ra kết luận gì về dạng vật chất mà cây bắt mồi sử dụng làm thức ăn?

Bước 3: GV tổng kết và chính xác hoá kiến thức

Sau khi các nhóm hoàn thành, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, cuối cùng GV tổng kết và chính xác hoá kiến thức theo bảng sau:

a. Hoàn thành bảng

Giai đoạn thu nhận vật chất TV ĐV

- Dạng vật chất Nước, iôn khoáng, O2, CO2, mẩu thức ăn nhỏ

Nước, iôn khoáng, O2, mẩu thức ăn lớn - Cơ quan thu nhận Rễ, lá Hệ tiêu hoá, hệ hô

hấp

- Cơ chế thu nhận Khuếch tán, chủ động Khuếch tán, chủ động

b. Điểm giống và khác trong giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV. - Điểm giống:

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w