Sử dụng các biện pháp đã đề xuất để hướng dẫn học sinh hình thành khá

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 54 - 57)

8. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3.1.Sử dụng các biện pháp đã đề xuất để hướng dẫn học sinh hình thành khá

thành khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV.

Nội dung của chương gồm 14 bài, giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể TV (sự hấp thụ nước và muối khoáng, vận chuyển các chất trong cây, thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đó).

Ở tế bào, quá trình chuyển hoá bao gồm các quá trình hấp thụ vật chất từ môi trường dịch bào vào tế bào, biến đổi vật chất thành chất hữu cơ, thải chất dư thừa, độc hại ra gian bào.

Ở cơ thể bản chất quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng cũng như tế bào nhưng xảy ra ở phạm vi lớn hơn, vật chất và năng lượng được hấp thụ vào cơ thể qua cơ quan, hệ cơ quan sau đó phải nhờ hệ mạch vận chuyển đến cơ quan chuyển hoá rồi mới biến đổi thành các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể, các chất cặn bã, độc hại cũng như năng lượng mà cơ thể không sử dụng được thải ra ngoài môi trường. Có thể coi chuyển hoá tế bào là một giai đoạn trong quá trình chuyển hoá của cơ thể.

Trước khi tìm hiểu về quá trình chuyển hoá, ở bài đầu tiên GV cần giới thiệu khái quát về chuyển hoá ở cấp cơ thể. Từ các cấp độ tổ chức sống GV

hướng dẫn HS xác định phạm vi chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể. Sau đó chỉ ra quá trình CHVC&NL ở TV được nghiên cứu qua bốn giai đoạn: thu nhận → vận chuyển → biến đổi → bài xuất. Mỗi giai đoạn được tìm hiểu về dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thực hiện.

Để hình thành các dấu hiệu của CHVC&NL ở TV. GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

- Cho biết dạng vật chất, cơ quan và cơ chế mà TV hấp thụ từ môi trường?

- Vì sao rễ có thể hút đủ nước cung cấp cho cây?

- Lá cây có đặc điểm gì phù hợp với chức năng hấp thụ khí?

- Giai đoạn thu nhận vật chất có vai trò gì trong chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV?

- Vật chất sau khi được hấp thụ làm thế nào vận chuyển được đến cơ quan chuyển hoá?

- Mạch gỗ và mạch rây có đặc điểm gì thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng và chất hữu cơ?

- Hệ mạch gỗ và mạch rây có vai trò gì trong CHVC&NL ở TV?

- Trong cơ thể vật chất và năng lượng không sử dụng được đào thải ra ngoài ở dạng nào, bằng cơ quan nào?

- Nêu mối quan hệ giữa chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể?

Để giúp HS hiểu chi tiết hơn về quá trình bài tiết những chất thừa, các chất cặn bã, độc hại ra ngoài môi trường GV có thể cung cấp tài liệu tham khảo:

- Hệ thống bài tiết hay mô tiết là tập hợp các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Sản phẩm có thể được đưa ra trực tiếp ra ngoài hay được giữ lại trong cấu tạo riêng để thải ra ngoài bằng cách khác hoặc được giữ lại trong cấu tạo riêng để thải ra ngoài. Như vậy có hai cấu trúc bài tiết: Cấu trúc bài tiết ngoài, cấu trúc bài tiết trong.

- Cấu trúc bài tiết ngoài:

+ Lông và tuyến tiết: tiết ra các chất lỏng có chứa đường hoặc muối (cây nơi đất mặn), ...

+ Tuyến mật: thường có ở hoa và trên cơ quan dinh dưỡng như thân, lá, lá kèm cuống hoa, ...

+ Tuyến thơm: Hương thơm của hoa là những chất bay hơi, chủ yếu là các chất tinh dầu nằm trong các tế bào biểu bì của hoa,...

- Cấu trúc bài tiết trong: Tế bài tiết, túi và ống tiết, ống nhựa mủ,...

Như vậy, sau khi HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm HS trả lời được các câu hỏi trên. GV có thể sử dụng bảng hệ thống hoá về sự CHVC&NL ở TV như sau:

Bảng 2.7: Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV

Quá trình chuyển hoá TV

Thu nhận

- Dạng vật chất - Cơ quan thực hiện -Cơ chế hấp thụ

- Hợp chất vô cơ, hữa cơ, iôn, mẩu thức ăn nhỏ - Rễ, lá

- Khuếch tán, chủ động

Vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ quan thực hiện - Động lực

- Mạch gỗ, mạch rây

- Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước qua lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành

mạch.

- Chênh lệch áp xuất thẩm thấu.

Biến đổi Quá trình đồng hoá và dị hoá diễn ra trong tế bào.

Bài xuất

- Sản phẩm

- Cơ quan thực hiện - Cơ chế

- Các sản phẩm tiết, các chất khí. - Rễ, lá, hoa…

- Khuếch tán, chủ động.

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 54 - 57)