Biện pháp lôgic

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 42 - 45)

8. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.1.Biện pháp lôgic

Các biện pháp logic phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển khái niệm. GV dạy HS không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà dạy cách tư duy.

Vì vậy, người GV phải nắm vững các công cụ này để trình bày nội dung khoa học, để dạy HS chính công cụ ấy. Điều này phù hợp với tinh thần cốt lõi của đổi mới PPDH. Đó là dạy HS cách học, cách tư duy để lĩnh hội kiến thức. Hoạt động học của HS không chỉ thu nhận thông tin từ thầy mà phải biết cách xử lý thông tin để có thể tự học suốt đời.

Bản chất của các biện pháp này là sử dụng con đường logic (quy nạp) để rút ra được các dấu hiệu bản chất của KN chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp cơ thể. Con đường chung là khái quát hoá các kiến thức CHVC&NL ở TV, ĐV sau đó so sánh tìm ra điểm tương đồng trong từng hoạt động sống giữa TV và ĐV. Các kiến thức trong chương CHVC&NL thuộc kiến thức khái niệm, quá trình. Vì vậy, khi xác định điểm tương đồng giữa TV và động vật cần dựa vào tiêu chí này để xác định.

Trong hướng dẫn học, GV vẫn phải giúp HS nêu được đặc điểm về quá trình CHVC&NL như sách giáo khoa, đồng thời phải kết hợp sử dụng các biện pháp logic (diễn dịch, quy nạp) để HS chỉ ra được những điểm tương đồng giữa TV và ĐV về quá trình CHVC&NL. Con đường logic có thể khác nhau nhưng kết quả chung là là phải đưa biểu hiện sống ở từng giới về dấu hiệu chung có cùng bản chất sinh học.

Trong chương trình sinh học 11, sách giáo khoa biên soạn theo hướng lồng ghép kiến thức Sinh học về CHVC&NL ở TV và ĐV điều này thuận lợi cho GV hướng dẫn HS chỉ ra hoạt động sống biểu hiện ở từng giới. Khi hình thành và phân chia khái niệm cần dựa vào cơ chế biểu hiện để phân chia.

Mỗi quá trình sinh học bao giờ cũng diễn ra qua ba khâu: mở đầu → diễn biến → kết quả. GV khi hướng dẫn học sinh học phải giúp HS định hướng được các giai đoạn của quá trình về các yếu tố tham gia vào quá trình, cơ chế thực hiện, sản phẩm của quá trình.

- Biện pháp lôgic 1:

GV hướng dẫn HS học theo cấu trúc nội dung sách giáo khoa, cuối chương mới tổng kết những điểm chung giữa hai giới. Nghĩa là GV hướng dẫn tìm hiểu quá trình CHVC&NL ở ĐV và TV rồi đến bài tổng kết chương mới so sánh rút ra điểm tương đồng về khái niệm, quá trình sinh học.

- Biện pháp lôgic 2:

GV xác định các tiêu chí so sánh về CHVC&NL sau đó tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung từng tiêu chí đó biểu hiện như thế nào ở TV, ĐV rồi sau đó rút ra điểm chung thể hiện ở cấp cơ thể. Mỗi tiêu chí để so sánh có thể là một nội dung nhỏ như một khái niệm, một quá trình, thậm chí là một giai đoạn nhỏ trong quá trình. Tuy nhiên, dạy theo logic này sẽ không theo đề mục phân chia như trong sách giáo khoa, nhiệm vụ của GV là xác định được các tiêu chí cần so sánh rồi hướng dẫn HS chắt lọc, tìm tòi thông tin trong SGK về TV, ĐV sau đó mới tổng kết rút ra điểm chung. Như vậy, theo biện pháp này HS phải tìm thông tin trên phạm vi rộng, để tăng hiệu quả của biện pháp này GV có thể kết hợp với biện pháp tổ chức học tập theo nhóm.

Ví dụ: Khi tìm hiểu về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Trong các giai đoạn của quá trình chuyển hoá cơ thể:

MT ngoài Chất thu nhân Cơ quan thu nhận Vận

Chuyển Cơ quan chuyển hoá

Bài xuất chất cặn bã

GV tổ chức cho HS tìm hiểu giai đoạn thu nhận vật chất bằng cách đưa ra các tiêu chí cần tìm hiểu là dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thu nhận. Chất hữu cơ và năng lượng

Nhiệm vụ của HS phải nghiên cứu sách giáo khoa tìm nội dung của các tiêu chí biểu hiện ở TV, ĐV qua các bài (sự hấp thụ nước và muối khoáng, quang hợp, tiêu hoá, hô hấp), đồng thời so sánh điểm tương đồng giữa TV và ĐV theo bảng sau:

Bảng 2.2: Thu nhận vật chất và năng lượng ở TV và ĐV

Giai đoạn thu nhận vật chất TV ĐV - Dạng vật chất

- Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ

HS lần lượt tìm hiểu dạng vật chất, cơ quan, cơ chế thu nhận ở cả TV và ĐV, đồng thời so sánh để rút ra điểm tương đồng về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV.

- Biện pháp logic 3:

GV xác định cho HS các tiêu chí cần tìm hiểu về CHVC&NL ở cấp độ cơ thể. Việc tìm hiểu các nội dung có thể đi theo cấu trúc SGK, nghĩa là tìm hiểu nội dung thể hiện hết tiêu chí phần TV sau đó dùng phép suy luận tương tự chỉ ra điểm tương đồng tương ứng bên phần động vật.

Ví dụ: Khi tìm hiểu quá trình chuyển hoá ở cơ thể, không tìm hiểu đồng thời từng tiêu chí ở cả TV và ĐV như biện pháp logic 2 mà tìm hiểu các giai đoạn thu nhận, vận chuyển, chuyển hoá, bài xuất ở TV rồi mới suy ra điểm tương đồng có ở bên ĐV theo bảng sau:

Bảng 2.3: CHVC&NL ở TV và ĐV

CHVC&NL TV ĐV

Thu nhận - Dạng vật chất - Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ Vận chuyển - Cơ quan - Cơ chế Bài xuất - Dạng vật chất

- cơ quan - Cơ chế

HS nghiên cứu SGK tìm ý trả lời các tiêu chí ở phần TV sau đó dùng suy diễn tương tự tìm điểm biểu hiện ở ĐV tương ứng các nội dung tiêu chí đã tìm được ở TV.

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 42 - 45)