VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁ

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 61 - 76)

8. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.4.VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁ

NIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỂ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG I - SINH HỌC 11 THPT

BÀI 1: HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải: - Về kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo và vai trò của hệ rễ trong chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV.

+ Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo lông hút với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng.

+ Nêu được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ, từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân và mạch gỗ của lá.

- Về kỹ năng:

+ Phát triển kỹ năng tự học và làm việc theo nhóm

+ Biết sử dụng hình vẽ để minh hoạ và hiểu rõ thêm kiến thức của bài.

Dạng vật chất năng lượng thô và khác nhau từ môi trườn Cơ quan thu nhận Rễ, lá(ở TV) Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp (ở ĐV) Vật chất và năng lượng được biến đổi

Cơ quan vận chuyển Mạch dẫn (mạch gỗ, libe ) Hệ tuần hoàn Cơ quan

chuyển hóa Tế bào

Vật chất và năng lượng đặc trưng cho cơ thể sống + chất thải

Chất thải Cơ quan

- Về thái độ:

+ Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong cơ quan của TV.

2. Phương tiện dạy học

- Hình 1.1 đến 1.3 trong SGK.

- Phiếu học tập: Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Sự hấp thụ nước và muối khoáng

ở rễ

Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế hấp thụ

Các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ

3. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hỏi đáp, quan sát tranh vẽ, làm việc độc lập với SGK.

4. Hướng dẫn tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Bài mới

GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS hoàn thành phiếu học tập.

Nhóm 1: Yêu cầu nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi, đồng thời hoàn thành yêu cầu tìm hiểu dạng vật chất, cơ quan thực hiện và cơ chế hấp thụ các chất của rễ trong phiếu học tập.

- Những chất nào được rễ cây hấp thụ từ trong đất? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lông hút có cấu tạo như thế nào mà có thể hấp thụ được các chất đó? - Các chất được rễ cây hấp thụ theo cơ chế nào?

Nhóm 2: Trả lời các câu hỏi, hoàn thành yêu cầu các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ.

HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm tìm ra ý trả lời theo các câu hỏi GV đã đặt ra trong phiếu học tập.

Sau khi các nhóm thảo luận GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, GV đưa ra đáp án phiếu học tập như sau:

Sự hấp thụ nước và muối khoáng

ở rễ

Dạng vật chất Nước, ion khoáng.

Cơ quan thực hiện Rễ (Lông hút)

Cơ chế hấp thụ

- Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động: nước di chuyển từ môi trường nhược trương trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì non khác) nơi có dịch bào ưu trương. - Hấp thụ muối khoáng tuân thêo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

+ Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ trong đất (nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút

(nơi có nồng độ các ion đó thấp hơn).

+ Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao sẽ di chuyển ngược với chiều građien nồng độ.

Các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ

- Con đường gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.

- Con đường tế bào chất: nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất các tế bào.

Sau khi đưa ra kết quả phiếu học tập, GV có thể nhấn mạnh cho HS: Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất.

4.3. Củng cố

Giai đoạn thu nhận vật chất có vai trò gì trong chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV?

- Đọc trước bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải: - Về kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo và vai trò của mạch gỗ, mạch rây trong chuyển hoá vật chất và năng lượng.

+ Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo của hệ mạch với chức năng vận chuyển các chất.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng phân tích tổng hợp, so sánh, quy nạp + Phát triển năng lực làm việc theo nhóm

2. Phương tiện dạy học

- Hình 2.1 đến 2.6 trong SGK

- Phiếu học tập: Phân biệt mạch gỗ và mạch rây

Chỉ tiêu phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần dịch mạch Động lực

Vai trò của mạch

3. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hỏi đáp, quan sát tranh, làm việc với sách giáo khoa

4. Hướng dẫn tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nêu vai trò của quá trình hấp thụ nước và muối khoáng với TV? Rễ cây có đặc điểm gì thích nghi với việc hấp thụ nước và muối khoáng?

4.2. Bài mới

Nhóm 1: Yêu cầu nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu trong phiếu học tập về dòng mạch gỗ:

- Những chất nào được vận chuyển nhờ dòng mạch gỗ lên lá và các bộ phận khác của cây?

- Mạch gỗ có cấu tạo như thế nào mà vận chuyển được các chất liên tục từ gốc lên ngọn? Tế bào mạch gỗ là tế bào chết và bị linhin hoá có vai trò gì trong vận chuyển các chất?

Nhóm 2: Nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu yêu cầu trong bảng về dòng mạch rây:

- Những chất nào được vận chuyển nhờ dòng mạch rây từ bộ phận quang hợp xuống cơ quan dự trữ?

- Mạch rây có cấu tạo như thế nào mà vận chuyển được các chất liên tục đến nơi dự trữ hoặc nơi tiêu thụ?

- Tại sao các chất lại có thể vận chuyển được từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa, hay vận chuyển ngược chiều trọng lực từ cơ quan chứa đến cơ quan nguồn khi cần?

- Nêu vai trò của mạch rây trong CHVC&NL ở TV?

Sau khi các nhóm thảo luận GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, GV đưa ra đáp án:

Chỉ tiêu phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo mạch Mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống: nhờ cách sắp xếp thành mạch (ở mạch ống, đầu tế bào này gắn với đầu tế bào kia tạo thành ống dài; ở quản bào, lỗ bên của tế bào này xếp sát với lỗ bên của tế bào kia tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang) nên các chất được vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.

Mạch rây gồm các tế bào sống xếp sát nhau tạo thành ống rây và các tế bào kèm xếp sát ống rây.

Thành phần dịch mạch

Nước và muối khoáng và một số chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, các hoocmôn được tổng hợp ở rễ).

Sacarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn TV và một số ion khoáng được sử dụng lại.

Động lực

Các chất vận chuyển được ngược chiều trọng lực là nhờ 3 lực:

+ Áp suất rễ. + Lực hút ở lá.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.

Các chất vận chuyển được giữa các tế bào của mạch rây là nhờ: chênh lệch áp suất thẩp thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

Vai trò của mạch

Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến các bộ phận khác của cây

Vận chuyển dòng vật chất từ cơ quan nguồn ( nơi hình thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sacarôzơ ) đến cơ quan chứa (nơi sử dụng hay nơi dự trữ Sacarôzơ).

Sau khi đưa kết quả phiếu học tập, GV có thể nhấn mạnh cho HS: mạch ống và mạch rây tuy vận chuyển dạng vật chất khác nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng là vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác cung cấp nguyên liệu cho quá trình biến đổi.

4.3. Củng cố

Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây có vai trò gì trong chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV?

4.3. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Hoàn thành các câu hỏi bài tập trang 14. - Đọc trước bài 3: Thoát hơi nước

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải: +Kiến thức

- Nêu được khái niệm tiêu hoá và chỉ ra được tiêu hoá là một giai đoạn quan trọng và là cơ sở giúp cơ thể hấp thụ được thức ăn ở ĐV.

- Nêu được chiều hướng tiến hoá của cơ quan tiêu hoá ở các nhóm ĐV khác nhau.

- Nêu được vai trò của tiêu hoá trong CHVC&NL ở ĐV, chỉ ra điểm giống và điểm riêng biệt trong giai đoạn hấp thụ ở TV và ĐV.

+ Kỹ năng

- Phát triển kĩ năng phân tích tổng hợp, so sánh, quy nạp - Phát triển năng lực làm việc theo nhóm

+ Thái độ

- Có tình cảm yêu quý thiên nhiên, bảo vệ ĐV

2. Phương tiện dạy học

- Các hình vẽ trong SGK, phim, ảnh động về quá trình tiêu hoá

3. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nghiên cứu Sgk

4. Tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Bài mới

Định hướng chung của bài là dạy về khái niệm, sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở các nhóm ĐV khác nhau trên nấc thang tiến hoá. Sau mỗi phần sẽ so sánh tìm ra điểm tương đồng với TV.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hoá

Khái niệm này HS được làm quen ở bài 24: Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa – SH8. Ở đây đề cập đến 2 dấu hiệu đó là: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải bỏ chất thừa.

Trong bài 15 – SH11, KN được trình bày thông qua đáp án câu lệnh ở SGK. Tuy nhiên, để HS hiểu rõ hơn bản chất của KN tiêu hóa và hoàn thiện KN đã học ở lớp 8, GV có thể thiết kế dạy khái niệm theo hướng:

- Trước hết giới thiệu một đoạn phim/ ảnh động hoặc tranh về quá trình tiêu hóa.

- Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:

1. Vì sao thức ăn động vật ăn vào cần phải được tiêu hóa? 2. Tiêu hóa là gì?

Như vậy thông qua đoạn phim/ ảnh động, HS sẽ trả lời được câu hỏi 1 là vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn hầu hết có cấu trúc phức tạp nên phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ thống tiêu hóa của động vật để tạo thành các chất đơn giản hơn mà cơ thể hấp thụ được. Đồng thời từ đó, HS thấy được dấu hiệu bản chất của KN là biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được và tự hoàn thiện câu hỏi 2 cũng như thực hiện được lệnh trang 61 SGK.

Sau khi hình thành khái niệm tiêu hoá, GV có thể nêu câu hỏi để mở rộng cho HS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiêu hoá có ý nghĩa gì đối với ĐV?

- Ở TV có cần giai đoạn tiêu hoá thức ăn hay không? Vì sao?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức tiêu hoá ở các nhóm ĐV khác nhau GV có thể nêu câu hỏi sau để hướng dẫn HS học:

* ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá

- Nêu dạng thức ăn và cách tiêu hoá thức ăn ở ĐV đơn bào? - Nêu trình tự các giai đoạn tiêu hoá thức ăn ở trùng giày? * Quá trình tiêu hoá của ĐV có túi tiêu hoá

- Các loài ruột khoang và giun dẹp làm thế nào để tiêu hoá được thức ăn? - Tại sao trong túi tiêu hoá, thức ăn sau khi được tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào?

So với tiêu hoá nội bào ở ĐV đơn bào, tiêu hoá ở ĐV có túi tiêu hoá có ưu điểm gì hơn?

* Tiêu hoá ở ĐV có ống tiêu hoá

- Nêu đặc điểm của ống tiêu hoá thích nghi với nhiệm vụ biến đổi thức ăn phức tạp thành chất đơn giản?

- Sự phân hoá các bộ phận trong ống tiêu hoá có tác dụng gì?

- Ở các ĐV như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với bộ phận ống tiêu hoá ở người? Bộ phận ấy có chức năng gì?

- Chất dinh dưỡng được biến đổi và hấp thụ vào cơ thể qua cơ quan nào? - Nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở các nhóm ĐV khác nhau?

4.3. Củng cố

Nêu đặc điểm giống và khác nhau về giai đoạn hấp thụ thức ăn giữa ĐV và TV?

Đáp án:

+ Giống nhau: Cả TV và ĐV đều phải hấp thụ thứ ăn từ môi trường ngoài làm cơ sở tổng hợp nên các chất hữu cơ của cơ thể. Thức ăn được hấp thụ vào cơ thể là dạng đơn giản, dễ tiêu hoá.

+ Khác nhau: Do nguồn thức ăn khác nhau nên giai đoạn hấp thụ ở TV và ĐV là khác nhau:

- TV hầu hết tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nên không phải tiêu hoá thức ăn trước khi hấp thụ vào cơ thể (trừ một số cây bắt mồi).

- ĐV sử dụng chất hữu cơ phức tạp nên trước khi hấp thụ vào cơ thể phải được biến đổi thành dạng đơn giản.

4.4. Hướng dẫn học bài cũ

a. Hoàn thành bảng sau:

Giai đoạn thu nhận TV ĐV

Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế

b. Từ bảng trên hãy rút ra đặc điểm chung về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV?

BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU 1. Mục tiêu

Saukhi học xong bài này HS phải: + Về kiến thức:

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

- Nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật trên nấc thang tiến hoá.

- Nêu được điểm giống và khác nhau về hệ vận chuyển giữa TV và ĐV. + Về kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm … + Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

2. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm.

3. Phương tiện dạy học

- Hình vẽ 18.1, 18.2, 18.3 (SGK)

- Phiếu học tập số 1: Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

Chỉ tiêu phân biệt Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện

Đặc điểm

- Phiếu học tập số 2: So sánh cơ quan vận chuyển vật chấtở Tv và ĐV

Giống nhau:

……… ……… ………

Chỉ tiêu so sánh TV ĐV Cấu tạo hệ mạch

Chức năng

Cơ chế vận chuyển

4. Tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Tai sao nói, ở TV và ĐV đều cần có hô hấp? Nêu các hình thức hô hấp ở ĐV?

4.2. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn GV hướng dẫn HS học bằng cách đặt câu hỏi:

- Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

- Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong chuyển hoá vật chất và năng lượng? - Chức năng vận chuyển các chất ở hệ tuần hoàn của ĐV có giống với chức năng vận chuyển của mạch gỗ, mạch rây ở TV hay không?

- Em có nhận xét gì về vai trò của hệ vận chuyển ở cơ thể đa bào trong chuyển hoá vật chất và năng lượng?

Sau khi HS trả lời được các câu hỏi, GV chốt lại: Như vậy, cả ĐV và TV đều có hệ thống mạch để vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận

Một phần của tài liệu Biện pháp hình thành và phát triển khái niệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong dạy học sinh học 11 THPT (Trang 61 - 76)