Khuyến nghị chính sách 77 

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 77 - 81)

Trên cơ sở đánh giá ở trên, báo cáo xin đưa ra các kết luận và khuyến nghị chính sách như sau:

Về việc xây dựng chính sách

• Cần vận dụng cách tiếp cận cân bằng hơn, có tính đến lợi ích của các bên liên quan trong xã hội khi xây dựng các chính sách liên quan đến phân phối. Cần chú ý hơn đến lợi ích của người tiêu dùng, nhu cầu phát triển lãnh thổ, giảm nghèo ở khu vực nông thôn và chiến lược phát triển chung của Việt Nam.

• Các chính sách liên quan đến các phương thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng quy mô lớn cần tạo dựng một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

• Cần xem xét lại các công cụ chính sách sẵn có để bảo vệ lợi ích kinh tế hợp pháp của các nhà bán lẻ truyền thống (quy mô nhỏ).

• Đặc biệt, cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh thông qua luật và chính sách về cạnh tranh. Đây là phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” của các nhà bán lẻ quy mô lớn, bất kể là doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài.

• Các biện pháp bảo hộ phù hợp với WTO như trợ cấp cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể vận dụng để hỗ trợ cho ENT trong khi ENT dễ bị khiếu nại về khả năng không phù hợp với WTO.

Về việc xây dựng luật và quy định

• Các nhà quản lý cấp trung ương và địa phương cần áp dụng các nguyên tắc quản lý quốc tế tốt (good regulatory principles).

• Đặc biệt, minh bạch hóa mọi quy trình xây dựng luật pháp và thực thi quản lý sẽ cải thiện đáng kể tính hiệu quả của các quy định.

• Các quy định quản lý liên quan đến quy hoạch phân phối – đặc biệt là các quyết định ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường cần dựa vào các nghiên cứu đánh giá độc lập và công bằng.

• Thiết lập các cơ chế tham vấn công trong việc xây dựng luật pháp và cơ chế quản lý, bao gồm các phiên điều trần (public hearings) công khai, có quy tắc và thời hạn rõ ràng. Các cơ chế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lấy ý kiến doanh nghiệp và người dân trước khi xây dựng các quy định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ sở phân phối, chẳng hạn như các quy hoạch.

• Chính phủ cần thiết lập cơ chế rà soát và khiếu nại đối với các quyết định hành chính.

• Luật pháp Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa nhằm đáp ứng các nghĩa vụ minh bạch và khách quan của WTO.

Về kiểm tra nhu cầu kinh tế

• Theo Biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam có 3 nghĩa vụ chính: (i) đảm bảo các thủ tục đã có và được công bố công khai đối với các hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập hơn 1 cơ sở bán lẻ; (ii) việc xem xét phải trên cơ sở các tiêu chí khách quan; và (iii) tiêu chí chính của ENT là số lượng nhà cung cấp dịch vụ hiện tại trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

• Phân tích các văn bản pháp lý hiện hành về ENT của Việt Nam cho thấy đã có các thủ tục (cơ bản) cho việc cấp phép lập cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, các thủ tục này có vẻ còn hạn chế và cần hoàn thiện, chẳng hạn như quy định về ủy ban nhân dân tỉnh, địa phương. Ngoài ra, phân tích còn cho thấy những thủ tục này chỉ được coi là ‘đã có’ đối với những hồ sơ đề nghị cấp phép nộp sau khi các thủ tục này có hiệu lực, và được công bố công khai nếu phải được công bố. Như vậy, các thủ tục này gây lo ngại về khả năng phù hợp với Điều VI:2 (a) GATS quy định phải có thủ tục cụ thể về việc xem xét lại các quyết định.

• Đối với nghĩa vụ thứ hai, điều lưu ý là cả 3 văn bản pháp lý dường như không đặt ra tiêu chí cho việc xem xét cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là, theo nghĩa vụ đảm bảo việc ra quyết định phải dựa trên tiêu chí khách quan, Việt Nam đã cam kết xây dựng các tiêu chí để các cơ quan có thẩm quyền dựa vào mà đánh giá xem hồ sơ đề nghị thành lập có đáp ứng các điều kiện hay không. Các điều kiện này (ít nhất) phải phản ánh 3 tiêu chí đề ra trong Biểu cam kết (bao gồm số lượng nhà cung cấp dịch vụ trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường, quy mô địa lý), nhưng đồng thời phải chi tiết cách thức vận dụng 3 tiêu chí nói trên cho mục tiêu ENT.

• Một cách thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu rằng việc xem xét hồ sơ phải dựa trên các tiêu chí khách quan, Việt Nam cần thông qua việc xây dựng luật và quy định về việc:

o Làm thế nào và trên cơ sở nào có thể hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ hiện đang hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể;

o Làm thế nào để duy trì sự ổn định của thị trường và trên cơ sở nào để hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cho mục đích ổn định thị trường; và

o Làm thế nào và trên cơ sở nào để hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong quy mô địa lý.

• Phân tích pháp lý nhấn mạnh rằng Việt Nam phải ban hành các văn bản pháp lý cụ thể để giải thích, triển khai và vận dụng các tiêu chí ENT. Việt Nam có nhiều lựa chọn trong vấn đề này. Chẳng hạn như theo mô hình của Bỉ và Pháp, Việt Nam có thể xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp quy định chỉ cấp phép cho các cửa hàng bách hóa, các dự án thương mại phức hợp và các cơ sở có diện tích lớn hơn ngưỡng nhất định. Việc phê duyệt sẽ dựa trên đánh giá bao gồm 3 tiêu chí đã nêu trong Biểu cam kết, được triển khai và giải thích thích đáng. Các chính sách trong nwocs như quy hoạch, kế hoạch và quy định về xây dựng, tiêu chuẩn về kích thước cơ sở bán lẻ cũng là các công cụ của Chính phủ để điều tiết thị trường theo hướng mong muốn;

• Ngoài ra, ngụ ý của từ “bao gồm’ trong Biểu cam kết là Việt Nam có thể xây dựng quy định bao gồm các tiêu chí khác ngoài 3 tiêu chí liệt kê trong Biểu cam kết;

• Chính phủ cần gấp rút xây dựng các quy tắc về thủ tục và tiêu chí chi tiết cho ENT theo Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam để thực hiện GATS thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Về việc cấp phép nói chung:

• Cần rà soát lại các hoạt động cấp phép (kể cả nhu cầu đối với mọi thể loại thủ tục cấp phép) nhằm mục tiêu đơn giản hóa.

• Cần đánh giá lại nhu cầu phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được đối xử bình đẳng trong bất kỳ trường hợp nào có thể.

Tài liệu tham khảo

Anderson, James H. và Roger R. Betancourt (2002): “Lĩnh vực phân phối và quá trình phát triển”, Vấn đáp kinh tế, quyển 40, số 2, tháng 4/2002, trang 166–176

Ando, M. và Fukunari Kimura (2005): “Hình thành mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế Đông Á”, chương 6 trong tập Thương mại quốc tếở Đông Á, NBER-Hội thảo Đông Á về

Kinh tế, quyển 14 (2005), biên tập viên Takatoshi Ito và Andrew K. Rose (trang 177 - 216) A.T. Kearney: “Những cánh cửa sổ hy vọng cho bán lẻ toàn cầu – Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2009 A.T. Kearney”, 2009

Baek, Y., R. S. Jones và M. Wise (2004), “Cạnh tranh thị trường sản phẩm và Hoạt động kinh tếở Hàn Quốc”, Tài liệu làm việc của Bộ phận Kinh tế OECD, số 399, do OECD xuất bản

Betancourt, Roger R (2004): “Kinh tế học về Bán lẻ và Phân phối”, Nhà xuất bản Edward Elgar, Cheltenham, UK và Northampton, MA, USA, 2004

Boylaud Olivier and Giuseppe Nicoletti (2001): “Cải cách quản lý trong phân phối bán lẻ”, Nghiên cứu kinh tế của OECD số 32, 2001/I

Fels, Allan (2009): “Quản lý bán lẻ - bài học cho các quốc gia đang phát triển”, Asia Pacific Business Review Quyển 15, Số 1, 13-27

Figuié, Muriel và Paule Moustier: “Sự hấp dẫn của thị trưởng ở quốc gia mới nổi: Siêu thị và người tiêu dùng nghèo ở Việt Nam”, Chính sách thực phẩm 34 (2009) trang 210-217

Høj, J. và M. Wise (2004), “Cạnh tranh thị trường sản phẩm và Hoạt động kinh tếở Nhật Bản”, Tài liệu làm việc của Bộ phận Kinh tế OECD, số 387, do OECD xuất bản.

Kalirajan, K, “Hạn chế trong thương mại dịch vụ phân phối”, Tài liệu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu năng suất, AusInfo, Canberra, tháng 8 năm 2000

Maruyama Masayoshi và Lê Việt Trung: “Siêu thịở Việt Nam: Cơ hội và cản trở”, Tạp chí kinh tế châu Á 2007, quyển 21 số 1, trang 19–46

Moustier Paule, Đào Thế An, Hoàng Bằng An, Vũ Trọng Bình, Muriel Figuié, Nguyễn Thị Tân Lộc và Phan Thị Giác Tâm: “Siêu thị và người nghèo ở Việt Nam”, CIRAD và ADB, Hà Nội, 2006

Mutebi, Alex M. (2007): “Những thay đổi về quản lý đối với Bán lẻ xuyên quốc gia quy mô lớn ở các thành phốĐông Nam Á”, Nghiên cứu đô thị, 44:2, trang 357 - 379

Nordås, Hildegunn Kyvik, Massimo Geloso Grosso và Enrico Pinali (2007): “Cơ cấu thị

trường trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại hàng hóa”, Tài liệu làm việc chính sách thương mại của OECD số 68

Nordås, Hildegunn Kyvik (2008): “Người gác cổng cho thị trường tiêu dùng: vai trò của các nhà bán lẻ trong thương mại quốc tế”, Tạp chí quốc tế về bán lẻ, phân phối và nghiên cứu người tiêu dùng quyển 18, số 5, 449–472

Reardon, Thomas và Rose Hopkins (2006): “Cách mạng siêu thịở các quốc gia đang phát triển: Chính sách giải quyết những căng thẳng nổi lên giữa các siêu thị, các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ truyền thống”, Tạp chí nghiên cứu phát triển châu Âu, 18:4, trang 522 - 545 Roy, Martin (2008): “Thoát khỏi cuộc chơi đúng lúc? Đôha và tự do hóa dịch vụ phân phối”,

được Juan Marchetti và Martin Roy (biên tập): “Mở cửa thị trường thương mại dịch vụ, các nước và lĩnh vực trong đàm phán WTO và song phương”, Cambridge University Press

Shuguang Wang (2009): “Các nhà bán lẻ nước ngoài sau khi Trung Quốc gia nhập WTO: những câu chuyện thành công và thất bại”, Asia Pacific Business Review, quyển 15, số 1, trang 59-77

Shuguang Wang và Yongchang Zhang (2005): “Nền kinh tế bán lẻ mới của Thượng Hải”, Tăng trưởng và Thay đổi, quyển 36 số 1, trang 41-73

Tacconelli, Wance và Neil Wrigley (2009): “Những thách thức về tổ chức và những hồi đáp chiến lược của các TNC bán lẻ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO”, Địa kinh tế, 85(1): trang 49-73

Toshiyuki Matsuura và Mitsuru Sunada (2009): “Đo lường lợi ích của người tiêu dùng trong cạnh tranh của các cơ sở bán lẻ”, Loạt bài nghiên cứu thảo luận của RIETI 09-E-015

Tổ chức Thương mại thế giới (1998): “Dịch vụ phân phối – Ghi chú nền của Ban Thư ký”, doc. S/C/W/37, ngày 10 tháng 6 năm 1998

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 77 - 81)