Quy định về gia nhập thị trường 55 

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 55 - 58)

4. Khuôn khổ thể chế và pháp lý cho lĩnh vực phân phối ở Việt Nam 43 

4.3Quy định về gia nhập thị trường 55 

Bảng dưới đây tóm lược các luật và quy định chung của Việt Nam, ví dụ như về FDI và các quy định chuyên ngành có tác động đến việc gia nhập thị trường.

Ví dụ và giải thích

Tất cả các quy định đặt điều kiện kém ưu đãi đối với nhà phân phối nước ngoài so với các nhà phân phối Việt Nam

Quy định hạn chế FDI

Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 do Bộ trưởng Thương mại ban hành về lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải là các hàng hóa nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và bên nhượng quyền.

Quy định cấp phép đối với nhà phân phối nước ngoài

Bên nước ngoài muốn kinh doanh phân phối phải nộp hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 18/2006/NĐ-CP và một số tài liệu khác theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 09/2007/TT- BTM.

Sau khi được phê duyệt, nhà phân phối nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là một phần của việc đăng ký kinh doanh, trong đó ghi rõ quyền phân phối tại Việt Nam.

Quy định hạn chế số lượng cơ sở bán lẻ

Nghị định 23/2007/NĐ-CP, Thông tư 09/2007/TT-BTM

- Đối với cơ sở bán lẻ đầu tiên: Cơ sở bán lẻ này sẽ được phê duyệt cùng với hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh phân phối. Điều này nghĩa là nếu một công ty nước ngoài được quyền phân phối thì sẽ tự động có quyền lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.

- Đối với cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi: Bộ Công Thương sẽ phê duyệt từng trường hợp, căn cứ vào số lượng cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân số tại tỉnh, thành phố đặt cơ sở bán lẻ và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố đó.

ENT Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép thành lập một cơ sở bán lẻ tại Việt Nam. Việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Tiêu chí phê duyệt bao gồm nhưng không hạn chế ở số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tại khu vực địa lý dự kiến, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

Tuy nhiên, ENT là một định nghĩa mơ hồ và khó áp dụng. Đến nay Chính phủ Việt Nam xem xét tiêu chí kế hoạch tổng thể và quy hoạch vùng để phê duyệt cơ sở bán lẻ thứ hai.

ENT cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước đang phát triển tương tự như Trung Quốc, Thái Lan, và Malaysia, v.v…

Quy định về thành lập, mở rộng và vị trí cơ sở thương mại

Các quy định về bất động sản thương mại và quy hoạch [quy định về quy hoạch đô thị, địa phương hoặc toàn quốc]: Những quy định này được ban hành bởi các Bộ và cơ quan có thẩm quyền của địa phương

Hạn chế định lượng về diện tích sàn bán lẻ

Chưa có quy định

Đăng ký thương mại Có quy định, theo Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn.

Phải có giấy phép hoặc phê duyệt để kinh doanh bán lẻ hoặc tham gia hoạt động thương mại

Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ hoặc tham gia hoạt động thương mại phải có đăng ký kinh doanh thương mại theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh rượu, thuốc lá, xăng dầu phải có thêm giấy phép hoặc phê duyệt.

Doanh nghiệp độc quyền kinh doanh một số sản phẩm

Có (ví dụ như độc quyền nhập khẩu thuốc lá)

Quy định đối với cửa hàng quy mô lớn

Ngưỡng giới hạn về diện tích đối với cửa hàng quy mô lớn? Chưa có quy định

Bảo vệ các cơ sở đang hoạt động

Các cơ sở đang hoạt động được bảo hộ trên cơ sở quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự,v.v...

Quy định về giờ mở cửa

Giờ mở cửa của cửa hàng có quy định không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chưa có quy định, mặc dù một số hoạt động kinh doanh có liên quan đến văn hóa như karaoke, sàn nhảy có quy định giờ đóng cửa. Quy định về giờ mở cửa do các cấp nào (địa phương / tỉnh) ban hành?

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam (quy định về giờ mở cửa đối với các dịch vụ văn hoá, giải trí)

Kiểm soát giá Pháp lệnh Giá và các Nghị định hướng dẫn (Nghị định

170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP của Chính phủ), Thông tư (Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định 170/2003/NĐ-CP và Nghị định 75/2008/NĐ-CP)

Những văn bản pháp lý này áp dụng đối với cả các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước và các cá nhân tham gia hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh ở Việt Nam

Quy định về hoạt động xúc tiến

- Luật Thương mại 2005;

- Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xúc tiến thương mại và các quy định hiện hành khác về hoạt động xúc tiến thương mại;

- Thông tư liên tịch 07/2007/TTLT- BTM-BTC ngày 06/7/2007 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về xúc tiến và hội chợ, triển lãm trong Nghị định 37/2006/NĐ-CP

Lưu ý: Mọi nội dung về diện tích sàn bán lẻ, giờ mở cửa, bất động sản thương mại và quy hoạch, v.v...chưa quy định rõ ràng hoặc thậm chí chưa có quy định sẽ sớm được quy định trong một văn bản pháp lý mới về lĩnh vực phân phối.

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 55 - 58)