Đánh giá tác động của các quy định đối với hoạt động của ngành phân phối 74 

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 74 - 76)

5. Đánh giá các quy định trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam 58 

5.2 Đánh giá tác động của các quy định đối với hoạt động của ngành phân phối 74 

5.2.1 Thành tựu:

Nhìn chung, hệ thống pháp lý hiện hành của Việt Nam tương đối đầy đủ và phù hợp với các cam kết quốc tế. Các luật liên quan như Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Điện lực v.v… điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực phân phối từ hệ thống pháp lý cho hoạt động quản lý việc gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường đến hệ thống kiểm tra và giám sát.

• Các mục tiêu của Quyết định 311/QĐ-TTg đang từng bước được thực hiện và có hiệu lực.

• Các chính sách về phát triển và quản lý chợ như chính sách hỗ trợ, cơ chế đầu tư và chính sách xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ đã thu hút được sự quan tâm của các địa phương. Ngoài quỹ hỗ trợ eo hẹp từ ngân sách nhà nước (240 tỷ VNĐ trong 4 năm từ 2003 đến 2006 dành cho 53 chợ thuộc 40 tỉnh thành), nhiều tỉnh đã triển khai các chính sách, cơ chế nhằm huy động nguồn vốn từ địa phương, đặc biệt là nguồn vốn từ các nhà

sản xuất và thương nhân thuộc mọi ngành nghề cùng đầu tư, quản lý và phát triển chợ v.v...

• Thông qua Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007, Chính phủ đã nâng cao ý thức xã hội về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO, thực hiện các cam kết mở cửa lĩnh vực phân phối. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp đã tạo ra bước chuyển biến, thúc đẩy đầu tư, thành lập liên doanh, liên kết để phát triển hệ thống phân phối, cải thiện mô hình kinh doanh ngày một hiện đại và chuyên nghiệp hơn.

Các chính sách của Chính phủ không chỉ áp dụng cho các nhà phân phối Việt Nam mà còn cho cả người nước ngoài. Việt Nam đang từng bước xóa bỏ khoảng cách trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng và minh bạch hơn. Thành công của ngành phân phối trong những năm qua và sắp tới có phần đóng góp không nhỏ của các chính sách thích hợp.

5.2.2 Các hạn chế:

Mặc dù Việt Nam có nhiều quy định về phân phối nhưng vẫn chưa đủ và còn chồng chéo. Khả năng áp dụng và tính ổn định của các văn bản pháp luật thay đổi quá nhiều hoặc thay đổi đột ngột (như chính sách thuế) khó đảm bảo, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà phân phối. Thủ tục hành chính đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn rất phức tạp.

Chính phủ đã rất nỗ lực đưa ra các quy hoạch tổng thể và các biện pháp thực hiện. Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực phân phối tại Việt Nam vẫn theo xu hướng tự phát và bị tác động bởi nền kinh tế thị trường. Do đó, khi lĩnh vực này còn chưa đảm bảo trật tự và quy định chặt chẽ, nơi nào cũng có thể biến thành chợ, ai cũng có thể trở thành nhà phân phối và mọi nhà mặt phố đều có thể trở thành cửa hàng.

Các chính sách và hỗ trợ của Chính phủ chưa đủ mạnh, các biện pháp chưa đủ nghiêm để thay đổi triệt để lĩnh vực này, đặc biệt khi Việt Nam đang mở cửa thị trường cho các nhà phân phối nước ngoài. Theo một số đánh giá, Việt Nam không có chính sách hỗ trợ về sử dụng đất, tín dụng và thuế cho đầu tư phát triển phân phối, đặc biệt cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.

Như đã đề cập ở trên, Việt Nam đã phát triển nhiều loại hình thị trường phân phối như sàn giao dịch cà phê, siêu thị hiện đại và cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu định hướng để dẫn dắt lĩnh vực phân phối phát triển và thúc đẩy vai trò của phân phối trong việc kết nối nhà sản xuất và doanh nhân, người bán và người mua v.v… Sự thiếu hụt các nghiên cứu về phát triển thị trường, thiếu thông tin nói chung và thông tin về các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý người tiêu dùng là những nguyên nhân chính khiến nhiều loại hình thị trường (như sàn giao dịch) đã được thành lập nhưng không thể hoạt động.

thực tế, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng từng ngày, phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, số lượng không đi đôi với chất lượng. Phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, lao động ít, không có thương hiệu và quản lý thiếu chuyên nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này rất khó có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)