Các cơ quan quản lý trung ương và địa phương 49 

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 49 - 50)

4. Khuôn khổ thể chế và pháp lý cho lĩnh vực phân phối ở Việt Nam 43 

4.2.1Các cơ quan quản lý trung ương và địa phương 49 

- Cấp phép thành lập

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành là cơ quan “cấp phép đăng ký kinh doanh” cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đăng ký kinh doanh được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp và một số Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện (như Nghị định 139/2006/NĐ-CP). Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ của các công ty đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam. Ngay khi phê duyệt hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận đầu tư, là một phần của việc đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP bên cạnh Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, Nghị định 23/2007/NĐ- CP, Thông tư 09/2007/TT-BTM đối với các hoạt động phân phối và thương mại.

doanh nghiệp nước ngoài. Theo các chuyên gia Việt Nam, điều này dễ hiểu vì Việt Nam gần đây mới mở cửa thị trường phân phối và thương mại.

- Hoạt động kinh doanh:

Việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp phân phối (kể cả doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài) do các Bộ, ngành và cơ quan chức năng địa phương chủ trì, phối hợp thực hiện. Cấp cao nhất là Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện, sửa đổi các chính sách nếu cần thiết, giám sát và kiểm tra, v.v... Dưới Chính phủ là các Bộ và cơ quan trực thuộc. Bộ Công Thương là cơ quan Chính phủ có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về lưu thông nội địa hàng hóa, quản lý thị trường. Bên cạnh đó, các Bộ liên quan như Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v.v... cũng phối hợp với Bộ Công Thương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lưu thông các loại hàng hóa thuộc chức năng quản lý nhà nước của các bộ này như dược phẩm, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật…. Trong tổng số 36 đơn vị trực thuộc Bộ, 4 Vụ: Kế hoạch, Thị trường trong nước, Pháp chế và Chính sách thương mại đa biên có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lưu thông hàng hóa (bao gồm cấp phép và/hoặc kiểm tra và phê duyệt cấp phép trong một số trường hợp) và phát triển thị trường theo quy định của pháp luật.

Ở cấp độ địa phương, Sở Công Thương trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh thành có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp về các văn bản pháp luật liên quan, việc cấp phép, thực hiện các kế hoạch và chính sách thương mại của địa phương, giám sát việc vận hành của thị trường, thu thập và xử lý các thông tin về thị trường, báo cáo và đề xuất các giải pháp nếu có cho Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Bộ Công Thương có mạng lưới quản lý thị trường riêng trên toàn quốc có chức năng giám sát, kiểm tra và ngăn chặn mọi hành vi phân phối có tính chất lừa dối như: hoạt động kinh doanh không đúng như được cấp phép, bán hàng giả và hàng nhái, v.v...

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 49 - 50)