5. Đánh giá các quy định trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam 58
5.1 Mở cửa thị trường 59
Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường và đối xử quốc gia về các dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
Về thành lập cơ sở kinh doanh (Phương thức 3), Việt Nam đã cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường (thể hiện qua từ “không hạn chế”) kể từ ngày 1/1/2009. Cam kết này diễn giải cùng với các cam kết nền của Việt Nam (Mục I Biểu nhượng bộ và cam kết) cho thấy Việt Nam cũng cam kết cho phép hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và văn phòng đại diện.44
Việt Nam cũng cam kết cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dịch vụ phân phối, thực hiện các dịch vụ phân phối bán buôn và bán lẻ “mọi hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam và hàng hóa trong nước sản xuất” xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón kể từ ngày gia nhập WTO. Theo Biểu nhượng bộ và cam kết, những hạn chế kinh doanh liên quan đến các loại hàng hóa này phải được bãi bỏ trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập. Kể từ ngày 1/1/2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ được phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy.
Tuy nhiên, việc phân phối thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải không nằm trong bất kỳ cam kết nào về lĩnh vực thương mại dịch vụ phân phối. Việt Nam cũng đã cam kết cho phép thành lập các điểm dịch vụ bán lẻ (thành lập sau cơ sở bán lẻ thứ nhất). Về việc này, Việt Nam cam kết sẽ áp dụng các thủ tục công bố công khai đối với việc phê duyệt cơ sở bán lẻ thứ hai và các cơ sở bán lẻ kế tiếp với tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), bao gồm việc đánh giá số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hoạt động trong quy mô địa lý cụ thể, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
Các văn bản chủ yếu đối với lĩnh vực phân phối ở Việt Nam bao gồm:
• Nghị định 23/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 23);
• Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định 23 (Thông tư 09), sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2008/TT-BCT (Thông tư 09);
• Quyết định 10/2007/QĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện các cam kết WTO về hoạt
44 Theo Biểu cam kết của Việt Nam, các văn phòng đại diện không được phép tham gia các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp.
động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (Quyết định 10);
• Quyết định 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 (Quyết định 27);
• Chỉ thị 13/2004/CT-TTg về việc thực thi một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa (bản tóm tắt kèm theo);
• Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Quyết định 1371);
• Nghị định 2/2003/NĐ-CP về việc phát triển và quản lý chợ (Nghị định 2);45 và
• Quyết định 311/QĐ-TTg phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 (Quyết định 311).
Cụ thể, Nghị định 23, Thông tư 09 và Quyết định 10 liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam. Tất cả các văn bản pháp luật khác tạo nên khuôn khổ quản lý trong nước đối với lĩnh vực này.
Phần dưới đây sẽ phân tích về sự phù hợp của các văn bản pháp lý này với quy định của WTO.