Đánh giá các quy định về gia nhập thị trường so với các thông lệ tốt của quốc tế

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 73 - 74)

5. Đánh giá các quy định trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam 58 

5.1.3 Đánh giá các quy định về gia nhập thị trường so với các thông lệ tốt của quốc tế

Phần này không đề cập về mặt pháp lý, nghĩa là không xem xét liệu các quy định của Việt Nam có phù hợp với các cam kết GATS hay không. Thay vào đó, phần này sẽ xem xét các quy định từ góc độ kinh tế.

Như đã đề cập ở Chương 3, khuôn khổ quản lý dịch vụ phân phối trên thế giới có sự khác biệt rất lớn, tùy thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, của thị trường phân phối, bối cảnh văn hóa, hệ thống pháp lý, v.v... Vì thế, một mô hình thông lệ tốt quốc tế theo nghĩa hẹp khó có thể xác lập được. Tuy nhiên, ta có thể tìm ra một tập hợp các nguyên tắc mà nếu tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp Việt Nam đạt được lợi ích tối đa trong việc tự do hóa thị trường dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực phân phối mà Việt Nam đã có cam kết trong quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Như đã giải thích từ trước, lĩnh vực phân phối là một trong những phần quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại: cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng, ngành tài chính, phân phối là một phần xương sống của nền kinh tế. Các quy định có tính chất hạn chế sẽ bóp méo (hoặc cản trở) cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối, dẫn đến những chi phí kinh tế khổng lồ đối với các bộ phận khác của nền kinh tế, ví dụ như làm tăng chi phí đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, làm tăng giá đối với người tiêu dùng và làm giảm sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ. Nhiều chính phủ đã nhận ra điều này và tiến hành cải cách lĩnh vực phân phối của mình trong suốt 20-30 năm vừa qua, loại bỏ các rào cản đối với việc gia nhập/ra khỏi thị trường, ngăn chặn các hành vi chống cạnh tranh với mục tiêu duy trì sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Ở các thị trường mà chính sách này được thực hiện thành công, các rào cản gia nhập được giảm thiểu và các quy định phân biệt đối xử giữa nhà phân phối trong nước với nước ngoài đã được rỡ bỏ. Đây là trường hợp thành công ở châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nước đang phát triển và đang thực hiện cải cách. Nhiều nước vẫn còn duy trì các rào cản gia nhập đối với các siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa quy mô lớn, nhưng để tăng cường sự cạnh tranh trong khuôn khổ chính sách, thông lệ tốt nhất vẫn là tạo dựng sân chơi bình đẳng cho nhà phân phối trong nước và nước ngoài.

Trái lại, tranh cãi về chính sách hiện nay ở Việt Nam không thuận lợi cho việc tạo dựng sân chơi bình đẳng cho mọi đối thủ gia nhập thị trường. Trong suốt 2-3 năm vừa qua, các tổ chức bán lẻ trong nước rõ ràng đề ra yêu cầu bảo hộ trước sự cạnh tranh trong tương lai với nước ngoài.

Các quy định hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối đặc trưng với tính tự do hóa tương đối đối với các nhà phân phối trong nước, và mặc dù đã bãi bỏ hạn chế về yêu cầu liên doanh cũng như giới hạn vốn góp, vẫn mang tính chất bảo hộ, hạn chế sự gia nhập của các đối thủ nước ngoài, thể hiện ở chính sách đằng sau việc quy định ENT. Ta có thể tự hỏi liệu chính sách ENT có đi ngược với mục tiêu phát triển dài hạn của ngành bán lẻ của Việt Nam hay không. Quả thực, nếu ENT được áp dụng theo cách thức để ngăn cản FDI vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp trong nước sẽ tự hạn chế bản thân mình do thiếu sự chuyển giao về công nghệ, kỹ năng và cơ hội kinh doanh.

Tóm lại, thông lệ tốt quốc tế mà các chuyên gia có thể đề xuất là thực hiện cải cách theo hướng hỗ trợ cạnh tranh, bao gồm việc đặt ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần và áp dụng chính sách mạnh để tăng cường hiệu lực của luật cạnh tranh.

Một phần của tài liệu RÀ SOÁT KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH VỚI CAM KẾT WTO (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)