Chính sách của Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các NH.Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NH sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách
- 68 -
thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.
Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn và đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NH ngày càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
Do đó cần nâng cao vai trò Nhà nước trong công tác tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng ở các khâu bố trí lịch thời vụ sản xuất, sử dụng giống cây con, quy trình sản xuất tiên tiến, hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, phòng chống, xử lý các loại dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, đi đôi với các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn sinh học. Từ đó, chất lượng cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Ngân hàng được cải thiện, ít phụ thuộc hơn vào điều kiện thiên nhiên.
Tạo mọi thuận lợi thúc đẩy các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư trên địa bàn của vùng, khẩn trương hoàn thành đồng bộ công trình Quốc lộ 80, hệ thống cầu trên Quốc lộ 80…; sớm triển khai thi công các công trình đầu tư trên địa bàn theo kế hoạch đã đề ra nhằm giúp hàng hóa lưu thông thuận tiện, mua bán phát triển, nâng cao chất lượng tín dụng ngành thương mại dịch vụ của Ngân hàng.
Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế- xã hội cũng rất quan trọng.NH có thể huy động nguồn vốn này thông qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Do đó để NHthực hiện chức năng trung gian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước phải có chính sách tiết kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.
Hoàn thiện hơn nữa về pháp lệnh kế toán thống kê để các doanh nghiệp có thể cung cấp số liệu, thông tin chính xác và kịp thời cho trung tâm hệ thống thông tin tín dụng, giúp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Cải tiến công tác toà án, thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.
Phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa cho tương xứng với vai trò của nó, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tham gia kinh doanh, tìm kiếm thông tin trên thị trường chứng khoán.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng được hoàn thiện để đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của kinh tế.
- 69 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
2. Lê Văn Tề và Nguyễn Văn Hà, 2005. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. NXB Thống Kê, TP.HCM.
3. NHNN&PTNT Việt Nam, 2001. Hệ thống hóa các văn bản định chế của NHNN&PTNT Việt Nam. Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
4. NHNN&PTNT Việt Nam, 2002. Cẩm nang tín dụng. Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
5. Trang web NHNN&PTNT Việt Nam: <www.agribank.com.vn> 6. Quyết định 493/2005/QĐ- Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước.