Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thạnh cần thơ (Trang 42 - 47)

Dư nợ gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Nó phản ảnh quy mô hoạt động tín dụng, cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Dư nợ cho vay là phần sinh lời cho Ngân hàng, là yếu tố quan trọng của tất cả các Ngân hàng thương mại.Trên thực tế, một Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng đắn năng lực của khách hàng để giả rủi ro tín dụng. Tuy nhiên Ngân hàng đã làm tốt công tác sàng lọc khách hàng, chủ động tiếp cận và thẩm định nhu cầu vay của khách hàng chiến lược, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng làm ăn có hiệu quả; xác định đối tượng khách hàng, ngành hàng để tập trung đẩy mạnh dư nợ.

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ được phân tích theo tiêu thức thời hạn và ngành nghề kinh tế và thành phần kinh tế nên sự biến động của dư nợ cũng sẽ được phân tích như vậy.

4.1.3.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng

Phân tích dư nợ theo thời hạn, đề tài sẽ phân tích dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn. Theo bảng 4.7 dưới đây:

- 34 - Bảng 4.7 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Ngắn hạn 209.382 248.064 292.579 38.682 18,47 44.515 17,94 Trung và dài hạn 80.048 57.515 89.584 -22.533 -28,15 32.069 55,76

Tổng 289.430 305.579 382.163 16.149 5,58 76.584 25,06

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

a. Dư nợ ngắn hạn

Cũng giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 38.682 triệu đồng tương đương tăng 18,47% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ tăng 44.515 triệu đồng tương đương tăng 17,94% so với năm 2011. Loại dư nợ này không ngừng tăng qua các năm một phần là do trong những năm đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn doanh số thu nợ ngắn hạn. Mặt khác vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.Nên Ngân hàng sử dụng số tiền này chủ yếu cho vay ngắn hạn.Nếu cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, do các khách hàng vay vốn có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Agribank huyện Vĩnh Thạnh đa phần là những hộ nông dân sản xuất và các cá nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nuôi trồng ngắn hạn, chi tiêu dùng… là chủ yếu, nên nhu cầu về vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ít. Việc vay vốn với thời hạn ngắn của các khách hàng vay vốn này nhằm bổ sung vốn lưu động để hoạt động kinh doanh. Vì chu trình sản xuất kinh doanh ngắn với quy mô nhỏ và vừa phải nên nhu cầu vốn tăng dẫn đến dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng liên tục qua 3 năm.

b.Dư nợ trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng giảm không ổn định qua các năm

Cụ thể năm 2011 dư nợgiảm 22.533 triệu đồng tương đương giảm28,15% so với năm 2010. Sang năm 2012 dư nợ tăng 32.069 triệu đồng tương ứng tăng 55,76% so với năm 2011. Nguyên nhân là do dư nợ trung và dài hạn thường là của những DNTN ngành xây dựng, công nghiệp nặng trong khi đó số lượng các DNTN này có quan hệ tín dụng với Ngân hàng không nhiều nên dư nợ trung và dài hạn ít, và vốn huy động chủ yếu là phục vụ cho nay ngắn hạn, vì dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.

Nhìn chung, tình hình dư nợ của Ngân hàng như phân tích đã thể hiện khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng Ngân hàng cần tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, nhằm nâng mức doanh số thu nợ,

- 35 - hạ mức dư nợ.

4.1.3.2 Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế

Tình hình dư nợ các đối tượng khách hàng tại Ngân hàng trong thời gian qua luôn biến động theo chiều hướng tăng qua các năm. Sau đây là tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng trong 3 năm 2010-2012. Theo bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Hộ SX 201.682 236.064 282.079 34.382 17,05 46.015 19,49

DNTN 4.700 9.000 10.500 4.300 91,49 1.500 16,67

Cá nhân 83.048 60.515 89.584 -22.533 -27,13 29.069 48,03

Tổng 289.430 305.579 382.163 16.149 5,58 76.584 25,06

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

a. Dư nợ đối với Hộ sản xuất

Theo bảng 4.8 năm 2011 dư nợ Hộ SX tăng 34.832 triệu đồng tương ứng tăng 17,05% so với năm 2010. Sang năm 2012dư nợ tăng 46.015 triệu đồng tương ứng tăng19,49% so với năm 2011, do Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành nghề mà Chính phủ đang quan tâm đến đối tượng này và việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay cũng góp phần trong việc tăng dư nợ. Các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh.

b.Dư nợ đối với Doanh nghiệp tư nhân

Năm 2011 dư nợ đối với tăng 4.300 triệu đồng tương ứng tăng 91,49% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ tăng 1.500 triệu đồng tương ứng tăng 16,67% so với năm 2011, nguyên nhân chính là tình hình kinh tế được cải thiện, hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng tốt hơn, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy làm cho quá trình quay vòng vốn của doanh nghiệp tốt hơn, nợ không còn kéo dài như trước.

c. Dư nợ đối với Cá nhân

Chỉ tiêu dư nợ đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ. Cùng với tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng thì tốc độ tăng giảm của dư nợ không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ giảm 22.533 triệu đồng tương ứng giảm 27,13% so với năm 2010.Đến năm 2012 dư nợ tăng 29.069 triệu đồng tương ứng tăng 48,03% so với năm 2011, do một phần ảnh hưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên tốc độ tăng giảm không cân xứng.

- 36 -

4.1.3.3 Phân tích dư nợ theo Ngành nghề

Dư nợ theo ngành nghề của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh qua ba năm 2010 – 2012 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.9 Dư nợ theo ngành nghề của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TT&CN 191.463 187.398 234.523 -4.065 -2,12 47.125 25,15 TM&DV 73.989 104.361 125.144 30.372 41,05 20.783 19,91 Tiêu dùng 23.978 13.820 22.496 -10.158 -42,36 8.676 62,78

Tổng 289.430 305.579 382.163 16.149 5,58 76.584 25,06

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

a. Dư nợ đối với ngành Trồng trọt và Chăn nuôi

Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy dư nợ ngành Trồng trọt và Chăn nuôi biến động qua các năm, cụ thể năm 2011 dư nợ giảm 4.065 triệu đồng tương ứng giảm 2,12% so với năm 2010, dothực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển, làm cho thu nhập của bà con tăng lên, khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng tăng, điều này làm cho dư nơ của đối tượng này giảm. Đến năm 2012 dư nợ tăng 47.125 triệu đồng tương ứng tăng 25,15% so với năm 2011, do trên địa bàn huyện xuất hiện dịch bệnh trên lúa và vật nuôi làm ảnh hưởng đến thu nhập của bà con Nông dân dẫn đến việc chậm trả nợ cho Ngân hàng.

b. Dư nợ đối với ngành thương mại và Dịch vụ

Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ tăng 30.372 triệu đồng tương ứng tăng 41,05% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ tăng 20.783 triệu đồng tương ứng tăng 19,91% so với năm 2011, do các loại hình dịch vụ như ăn uống, vui chơi, nhà nghỉ, karaoke… cũng không ngừng phát triển dọc theo quốc lộ 80 góp phần phát triển kinh tế huyện. Do vậy mà Ngân hàng tăng cường cho vay đối với đối tượng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng kinh doanh làm cho dư nợ của ngành này tăng cao.

- 37 -

c. Dư nợ đối với ngành Tiêu dùng

Chỉ tiêu dư nợ đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ.Qua các năm dư nợ đối tượng này tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 dư nợ giảm 10.158 triệu đồng tương ứng 42,36% so với năm 2010, là do các đối tượng cho vay này không mang lại lợi nhuận, và việc trả nợ thì phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của người dân nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy mà Ngân hàng giảm đầu tư đối với các đối tượng này, hơn nữa vay tiêu dùng chỉ trong thời gian ngắn nên khách hàng phải trả nợ sớm, đây chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số dư nợ của chi tiêu dùng bị giảm xuống.

Tuy nhiên, sang năm 2012 dư nợ tăng 8.676 triệu đồng tương ứng tăng 62,78% so với năm 2011, là do nhu cầu tiêu dùng của người dân, khi mà đời sống được cải thiện hơn thì hoạt động sinh hoạt hàng sẽ được nâng cao nên nhiều người đi vay để mua xe, đầu tư xây dựng, sữa chữa nhà… làm cho dư nợ tăng lên.

Nói tóm lại, doanh số dư nợ của Chi nhánh dù phân tích theo thời hạn hay thành phần kinh tế đều cho thấy có sự gia tăng qua các năm. Chỉ tiêu này đánh giá phần nào công tác thu hồi nợ được kịp thời, các cán bộ tín dụng làm việc được hiệu quả, khả năng xoay chuyển đồng vốn của NH được thuận lợi và nhanh chóng, góp phần mang lại lợi nhuận cho NH và khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thạnh cần thơ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)