Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thạnh cần thơ (Trang 34 - 38)

Với phương châm “Luôn nỗ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, NHNNVPTNT huyện Vĩnh Thạnh đã trở thành người bạn thân thiết của các Hộ nông dân sản xuất trong huyện Vĩnh Thạnh. Ngân hàng là kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện và đây cũng là hoạt động chủ yếu và quan trọng của Ngân hàng. Ngân hàng gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của mình, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Tình hình cho vay của Ngân hàng được chia làm ba loại đó là:

4.1.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng trong ba năm, nhưng đối với doanh số cho vay trung và dài hạn thì lại tăng giảm không ổn định, điều này làm cho tổng doanh số cho vay tăng giảm biến động qua ba năm và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Ngắn hạn 300.431 328.453 399.055 28.022 9,33 70.602 21,50 Trung và

dài hạn

74.791 26.532 78.338 -48.259 -64,53 51.806 195,25

Tổng 375.222 354.985 477.393 -20.237 -5,39 122.408 34,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

Qua bảng 4.1, năm 2011 tổng doanh số cho vay giảm 20.237 triệu đồng tương đương giảm 5,39% so với 2010, do trong năm 2011 Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát làm cho lãi suất tăng cao dẫn đến việc cho vay đối với các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của NH, và sang năm 2012 tổng doanh số cho vay tăng 122.408 triệu đồng tương đương tăng 34,48% so với

- 25 -

năm 2011, do Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất giảm làm cho các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp dễ tiếp cận được vốn vay để mở rộng qui mô sản xuất, ngoài ra công tác cho vay rất phát triển, đó là nhờ sự nhiệt tình, năng nổ và sáng tạo của cán bộ Ngân hàng. Họ không chỉ hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ vay mà còn có khả năng tư vấn, nhận định về thị trường, gợi mở cách thức đầu tư, sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất cho khách hàng.Đồng thời, không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm phù hợp với chủ trương, chính sách địa phương.

Nếu xét vào cơ cấu giữa Ngắn hạn và Trung – dài hạn thì qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu cho vay của Ngân hàng.

a. Doanh số cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng với mục đích thường là nhằm tài trợ vốn lưu động trong quá trình sản xuất và kinh doanh.Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu.Bên việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.Cụ thể doanh số cho vay năm 2011 là tăng 9,33% tương ứng 28.022 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 21,50% tương ứng 70,602 triệu đồng. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, thường hơn 80%, trong tổng doanh số cho vay và có sự tăng trưởng qua ba năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn để hạn chế rủi ro. Vì cho vay thời gian càng dài thì rủi ro càng cao. Hoạt động cho vay và tài trợ thương mại là những mảng tín dụng lớn.Trong đó chủ yếu là cho vay tài trợ thương mại cho các hộ nông dân sản xuất.

b. Doanh số cho vay trung và dài hạn

Thời hạn cho vay trung, dài hạn từ 12 tháng trở lên với mục đích thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, các dự án đầu tư nên thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro kỳ hạn cao. Do đó, tỷ trọng của loại cho vay này thấp, nhỏ hơn 20%, trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2011 giảm48.259 triệu đồng tương đương giảm 64,53% so với năm 2010, nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất như đã phân tích ở trên nên hạn chế cho vay trung dài hạn.

Bước sang năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 51.806 triệu đồng tương đương tăng 195,25% triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân trong năm 2012 Chính phủ chính sách mở rộng tiền tệ, lãi xuất cho vay giảm để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng mở rộng qui mô sản xuất đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ lâu dài cho sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

4.1.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một thời gian nhất định.Chỉ tiêu này phản ánh quy mô đầu tư của Ngân hàng.Đây là chỉ tiêu

- 26 -

phản ánh trực tiếp quy mô khối lượng vốn mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng, phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn mạnh hay yếu.

Đề tài sẽ đánh giá chung về xu hướng biến động của doanh số cho vay và sẽ dựa vào thành phần kinh tế. Doanh số cho vay phân thành ba nhóm chính: nhóm Hộ Sản Xuất, Doanh Nghiệp Tư Nhân và cá nhân. Doanh số cho vay theo thành kinh tế của Ngân hàng NNVPTNT huyện Vĩnh Thạnh được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Hộ SX 261.431 316.453 388.893 55.000 21,04 72.440 22,89 DNTN 36.000 9.000 10.500 -27.000 -75,00 1.500 16,67 Cá nhân 77.791 29.532 78.000 -48.259 -62,04 48.468 164,12

Tổng 375.222 354.985 477.393 -20.259 -5,40 122.408 34,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

a. Doanh số cho vay đối với Hộ sản xuất

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với Hộ sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay tăng 55.000 triệu đồng tương ứng tăng 21,04% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 72.440 triệu đồng tương ứng tăng 22,89% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng qua các là do trong các năm vừa qua đối tượng này có tình hình tài chính lành mạnh cũng như thu nhập trong các năm qua tăng cao, có tài sản thế chấp bảo đảm do đất nông nghiệp đã được địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đây cũng là những đối tượng, khách hàng chính của ngân hàng cho nên những đối tượng này rất được ngân hàng đặc biệt chú trọng và việc hỗ trợ vốn cho những đối tượng này cũng chính là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đới sống vật chất và tinh thần cho nông dân.

b. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn huyện, hoạt động ngày càng có hiệu quả ma chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng nên chi nhánh đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay của thành phần kinh tế này giảm 75,00% tương ứng giảm 27.000 triệu đồng so với năm 2010, do tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn làm cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị trì trệ. Tuy nhiên, đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 16,67% triệu đồng tương ứng tăng 1.500 triệu đồng, nguyên nhân

- 27 -

là tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, doanh nghiệp phải cần vay vốn ngân hàng mua máy móc và trang thiệt bị để sản xuất kinh doanh phục hồi sản xuất.

c. Doanh số cho vay đối cá nhân

Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng giảm không ổn định qua 3 năm cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay giảm 62,04% tương đương giảm 48.250 triệu đồng, do đội ngũ cán bộ tín dụng có hạn và việc cho vay có chọn lọc khách hàng, hạn chế hoặc từ chối đối với các cá nhân có phương án kinh doanh không khả thi. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 164,12% tương đương tăng 48.468 triệu đồng so với năm 2011, do việc sản xuất kinh doanh của người dân dần đi vào ổn định và nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh được mở rộng quy mô hoạt động nên Ngân hàng đã khuyến khích người dân vay để giúp họ cải thiện kinh tế gia đình và nâng cao đời sống vật chất của người dân.

Tóm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và qui mô hoạt động tín dụng của NH, doanh số cho vay càng lớn thì qui mô hoạt động tín dụng càng lớn.

4.1.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề

Để đánh giá việc đầu tư của Ngân hàng có đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân không. Chúng ta cần phân tích tình hình hoạt động cho vay theo ngành nghề để thấy được sự phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề của NH

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TT&CN 237.900 195.931 287.930 -41.969 -17,64 91.999 46,95 TM&DV 106.172 128.293 142.412 22.121 20,84 14.119 11,01 Tiêu dùng 31.150 30.761 47.051 -389 -1,25 16.290 52,95

Tổng 375.222 354.985 477.393 -20.237 -5,39 122.408 34,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tín dụng của Agribank huyện Vĩnh Thạnh)

a. Doanh số cho vay đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi

Doanh số cho vay ngành Trồng trọt và chăn nuôi trong 3 năm 2010 - 2012 biến động không ổn định giảm xuống rồi lại tăng lên, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay giảm 17,64% tương đương giảm 41.969 triệu đồng so với năm 2010, do mô hình sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ nên không cần nhiều đến nguồn vốn ban đầu. Đến năm 2012 doanh số cho tăng 46,95% tương đương 91.999 triệu đồng, là do Ngân hàng thực hiện theo chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Đất nước, tiếp cận được với những tiến bộ

- 28 -

Khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng nên các hộ nông dân đề ra được những phương án sản xuất khả thi, nhưng để thực hiện nó cần phải có những phương tiện máy móc, đầu tư kỹ thuật công nghệ, giống cây trồng, nhập khẩu con giống… nên đòi hỏi một lượng vốn cao làm cho doanh số cho vay ngành này tăng đáng kể.

b.Doanh số cho vay ngành thương mại và dịch vụ

Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng đứng thứ hai trong tổng doanh số cho vay và tốc độ tăng đều qua 3 năm, năm 2010 doanh số đạt tăng 22.121 triệu đồng tương đương 20,84% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 14.119 triệu đồng tương đương 11,01% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua các ngành Thương mại – Dịch vụ trên địa bàn hoạt động khá mạnh mẽ và có chiều hướng phát triển tốt, các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới công nghệ nên có nhiều hộ thiếu vốn đã tìm đến ngân hàng xin vay để tiếp tục đầu tư sản xuất do vậy mà doanh số cho vay ngành này tăng.

c. Doanh số cho vay đối với chi tiêu dùng

Đây là nhóm ngành có tỷ trọng cho vay thấp nhất, năm 2011 doanh số cho vay giảm 1,25% tương đương giảm 389 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung mức giảm này không đáng kể khi mà đời sống của người dân được cải thiện và ổn định. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 52,95% tương đương tăng 16.290 triệu đồng so với năm 2011, do hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, họ có xu hướng được thụ dẫn đến nhiều người đi vay để mua xe, đầu tư xây cất, sữa chữa nhà…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thạnh cần thơ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)