Phân tích nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của học sinh sinh viên về hoạt động giảng dạy tại trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ nam sài gòn (Trang 54 - 57)

5. Giả thuyết nghiên cứu

3.1.2.4. Phân tích nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

 Cơ sở vật chất nhà trường

 Qui chế dạy – học của nhà trường và chương trình đào tạo  Sĩ số lớp học

 Kỳ học

Ta tiến hành phân tích nhân tố này như bảng sau :

F3 Nhóm yếu tố tác động từ môi trường học tập

Tần suất % % hợp lệ % Tích lũy Hợp lệ 4 10 3.3 3.3 3.3 4 47 15.7 15.7 19.0 5 186 62.0 62.0 81.0 5 47 15.7 15.7 96.7 5 10 3.3 3.3 100.0 Tổng 300 100.0 100.0

Bảng 8.Nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

Nhìn vào nhóm yếu tố tác động từ môi trường học tập, ta thấy rằng đa phần nhóm này chiếm tỷ lệ ở mức 4= ”Ảnh hưởng” và 5 = “Rất ảnh hưởng” rất cao (tương tự như nhóm yếu tố tác động từ giáo viên), với tỷ lệ tương ứng là 19% cho mức 4 và 81% cho mức 5. Các yếu tố (các biến quan sát) tác động từ môi trường học tập như :

o Cơ sở vật chất nhà trường

o Qui chế dạy – học của nhà trường và chương trình đào tạo o Sĩ số lớp học

o Kỳ học

tác động rất mạnh đến hoạt động giảng dạy tại trường và nó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tại trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Và đặc biệt là có đến 81% của 4 yếu tố trên như :Cơ sở vật chất nhà trường, qui chế dạy – học của nhà trường và chương trình đào tạo, sĩ số lớp học, kỳ họclà rất ảnh hưởng đến việc hoạt động giảng dạy tại trường là có cơ sở ta có đồ thị sau để chứng minh điều đó :

Đồ thị 3. Nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

Nhìn vào từ đồ thị 3, cho ta thấy nhóm yếu tố tác động từ môi trường học tập (F3) là nhóm yếu tố tác động khá mạnh. Vì nhóm yếu tố này chiếm tỷ lệ rất cao ở mức 5 (81%) ở mức ” rất ảnh hưởng” và kế đến là mức 4 (19%) “mức ảnh hưởng”. Tuy nhiên ở nhân tố F3 (nhóm yếu tố tác động từ môi trường học tập) có độ lệch chuẩn (Std. Deviation) = 0,191 thấp hơn ở nhóm F1 (nhóm yếu tố tác động từ giáo viên” có độ lệch chuẩn (Std. Deviation) = 0,252. Mặc dù, nhóm F3 chiếm tỷ lệ mức 5 (81%) cao hơn nhóm F1 (75,6%), nhưng do có sự chênh lệch độ lệch chuẩn giữa 2 nhóm nhân tố này. Vì vậy,nhóm nhân tố F1 tác động mạnh hơn nhóm F3 trong việc lấy ý kiến đánh giá đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Nam Sài Gòn. Nghĩa là:cơ sở vật chất nhà trường, qui chế dạy – học của nhà trường và chương trình đào tạo,sĩ số lớp học, kỳ học, cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động dạy và học tại trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.

(Màu nâu gồm có 2 cột biểu thị cho mức 1 “hoàn toàn không ảnh hưởng” 3,3% và 15,7%; màu đen biểu thị cho mức 2 “ không ảnh hưởng” gồm có 4 cột 62% - 15,7% -3,3% (bảng 8)).

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của học sinh sinh viên về hoạt động giảng dạy tại trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ nam sài gòn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)