5. Giả thuyết nghiên cứu
1.2.2. Tình hình thực hiện lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở Việt Nam
Thực hiện văn bản số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục Đào tạo ký ngày 20/5/2010 (14), nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã tiến hành lấy YKPH của HSSV về HĐGD.
a) Lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM
Thực hiện Quyết định số 106/QĐ-ĐKC ngày 02/02/2010 của Hiệu trưởng về việc ban hành Quy định lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên, học kỳ I năm học 2012 - 2013 vừa qua, Phòng Khảo thí - Đảm Bảo Chất Lượng đã tổ chức lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên thông qua tài khoản của sinh viên được cấp. Kết quả ghi nhận theo các tiêu chí đánh giá: (15
)
- Cách thức đánh giá qua website (www.hutech.edu.vn/sinhvien.hutech.edu.vn).Việc khảo sát được tiến hành trong từng học kỳ (sau khi giáo viên kết thúc môn học). Nhà trường xem đây là một tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên.
- Nội dung đánh giá là lấy ý kiến sinh viên về HĐGD của giáo viên.
- Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng chủ trì khảo sát và lấy số liệu xử lý, báo cáo choBộ Giáo dục - Đào tạo và cho nhà trường.
- Phòng Công tác HSSV và Phòng Tư vấn - Tuyển sinh -Truyền thông phối hợp với Phòng Khảo thí - ĐBCL thông báo và nhắc nhở sinh viên tham gia khảo sát.
- Các Khoa nhắc nhở sinh viên của khoa mình tiếp tục tham gia khảo sát theo thời hạn. Phối hợp với cán bộ lớp/cán bộ Đoàn theo dõi, đôn đốc và giám sát việc sinh viên tham gia khảo sát.
Đánh giá của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM khá đảm bảo về mặt tham gia với kết quả thu về khá tốt là tổng số phiếu thu được là 57.363 phiếu cho học kỳ I năm học 2012-2013. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá của HSSV còn hạn chế với các nội dung đánh giá dựa trên tâm lí chủ yếu là theo yêu cầu bắt buộc; các đánh giá của sinh viên có trên 85% là chỉ đánh giá vào phần trả lời bằng cách đánh dấu, chỉ 15% có ý kiến đóng góp bằng việc trả lời các câu hỏi; Việc tổ chức lấy ý kiến chưa
14Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục Đào (2010), văn bản số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên, ngày 20/05/2010
15ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM (2013), Thông báo số 769/TB-ĐKC, V/v: “Lấy YKPH người học từHĐGD của giáo viên” Học kỳ II năm học 2012 - 2013
mang tính khuyến khích mà bắt buộc, gây tâm lí áp đặt, ảnh hưởng tâm lý sinh viên khi đánh giá, đồng thời công tác chuẩn bị, tập huấn còn hạn chế… Điều này cho thấy việc đánh giá chưa nghiên cứu các yếu tố tác động đến sinh viên, do vậy kết quả có thể chưa sát với thực tế dạy – học của trường.
b) Lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá
Thực hiện kế hoạch số 234/KH-ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, từ tháng 12/2011 đến tháng 02/2012 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến người học về chất lượng HĐGD (CLHĐGD) học kỳ I năm học 2011 – 2012, với kết quả là: 131 lớp tham gia (131/146 lớp chính quy) gồm: 97 lớp đại học, 32 lớp cao đẳng và 2 lớp trung cấp; riêng năm thứ nhất có 33 lớp tham gia (26 lớp đào tạo trình độ đại học; 5 lớp Cao đẳng và 02 lớp Trung cấp). Số lượt giáo viên (học phần) được nhận xét là 319; Số phiếu thu về: Thu về được 14.120 phiếu hợp lệ; Số ý kiến nhận xét: có 294.366/296.520 lượt câu hỏi được trả lời đạt tỷ lệ 99,27%.
Theo báo cáo 17/BC-ĐHHĐ, ngày 08/3/2012 Về việc Thực hiện kế hoạch 234/KH-ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, thì việc lấy ý kiến được thực hiện khá tốt, với việc tập huấn nghiệp vụ lấy ý kiến cho cán sự các lớp hệ chính quy (145 lớp và 18 thành viên của tổ công tác được tổ chức trong 02 ngày 10, 11/12/2011). Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn trực thuộc đã phối hợp tốt để hoàn thành bước chuẩn bị; Cách thức đánh giá theo cấp quản lý (trường/ khoa/ từng giáo viên), nội dung bảng hỏi và ý kiến của HSSV là khá tốt và khách quan nên có thể kết luận “việc lấy ý kiến và xử lý số liệu được đảm bảo an toàn, chính xác, có thể khai thác, phân tích tổng hợp kết quả theo nhiều yêu cầu.” (16
).
Trường Đại học Hồng Đức cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của việc lấy ý kiến người học cho mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như qui định rõ việc sử dụng thông tin thu thập được, qui định cụ thể là:
i) Việc tổ chức lấy ý kiến người học phải được coi là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Là nhiệm vụ của phòng chức năng, khoa, bộ môn quản
16Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (2012), Báo cáo 17/BC-ĐHHĐ, V/v: Thực hiện kế hoạch số: 234/KH- ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, chức lấy ý kiến người học về chất lượng HĐGD.
lý & mỗi cán bộ giáo viên. Có thể áp dụng những hình thức và bằng phiếu hoặc bằng các công cụ khác nhau để giáo viên cũng tự lấy ý kiến của HSSV sẽ là rất tốt.
ii) Tài liệu lấy ý kiến từ người học (đợt học kỳ I năm học 2011-2012) được tham khảo để giúp ích cho công tác quản lý cấp trường, lãnh đạo khoa, bộ môn và số liệu được dùng báo cáo các cấp theo yêu cầu.
iii) Phòng ĐBCL&KT tiếp tục triển khai lấy ý kiến những GV giảng dạy trong học kỳ II (kế hoạch phấn đấu có ít nhất 90% số giáo viên giảng dạy trong năm học được lấy ý kiến nhận xét về chất lượng HĐGD; 100% số ngành tốt nghiệp trong tháng 6/2011 được lấy ý kiến về chất lượng quá trình đào tạo thông qua người học); phối hợp với phòng KH-TC xây dựng kế hoạch kinh phí các nội dung theo yêu cầu thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhận xét từ người học trong học kỳ II đúng tiến độ.
iv) Các khoa: sử dụng kết quả tại thông báo này và kết quả tự đánh giá chương trình đào tạo, kết quả lấy ý kiến nhận xét của người học về chất lượng quá trình đào tạo ngành; chủ động liên hệ, nhận kết quả chi tiết tại phòng ĐBCL&KT để sử dụng trong quản lý tại đơn vị; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Ban chỉ đạo, Tổ công tác tổ chức tốt việc lấy ý kiến người học CLHĐGD tại đơn vị.
v) Ban chỉ đạo và tổ công tác lấy ý kiến người học tiếp tục chuẩn bị phiếu, phối hợp với các khoa tổ chức tập huấn cho đội ngũ CB các lớp trong tháng 4/2012 và triển khai thực hiện đảm bảo tổng kết trước 30 tháng 6 năm 2012…
Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đánh giá người học đối với giáo viên chưa đề cập đến việc thẩm định các ý kiến đóng góp, việc triển khai vẫn còn mang tính chất phong trào,… dẫn đến “một số tồn tại: thông tin về giáo viên trực tiếp giảng dạy và kế hoạch giảng dạy học kỳ I vẫn còn sai lệch; một vài cá nhân tổ công tác chưa kịp thời đôn đốc, hỗ trợ CB các lớp triển khai công tác lấy ý kiến theo đúng quy trình và còn chậm tiến độ.”
Tóm lại, việc đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với GDĐH nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn. Hiện nay, khái niệm này đang được hiểu và thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) lấy ý kiến sinh viên về giáo viên theo chuẩn đầu ra mà nhà trường xây dựng; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ lấy ý kiến sinh viên qua mạng về khảo sát môn học, khóa học
để đánh giá chất lượng đào tạo; có trường phát phiếu cho sinh viên đánh giá. Tuy nhiên, phiếu điều tra do các trường tự thiết kế cũng khác nhau, điển hình như:
+ Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã sử dụng phiếu điều tra gồm có 3 nội dung gồm 27 câu (20 câu đánh giá theo mức độ, 5 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và 2 câu hỏi mở).
+ Phiếu điều tra của Đại học Đà Nẵng bao gồm 14 câu với hai mức trả lời là có và không. Khi trả lời không, HSSV chọn tiếp một trong 3 tùy chọn khác. Phiếu cũng có phần mở để HSSV ghi lời nhắn cho GV được đánh giá.
+ Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) thiết kế phiếu với 30 câu hỏi về phương pháp giảng dạy của GV và sự quan tâm của GV tới lớp học.
+ Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiết kế phiếu đánh giá gồm 7 – 8 câu hỏi, tập trung vào 3 nội dung chính: Giảng dạy có phong phú không, có mở rộng vấn đề khỏi giáo trình hay không; Phương pháp truyền thụ có gợi mở, hấp dẫn không; Trong quá trình lên lớp, GV có bao quát lớp không…
+ Trường đại học Nha Trang thiết kế phiếu điều tra gồm 20 câu với ba lĩnh vực: HĐGD của GV (10 câu), cảm nhận của HSSV (5 câu) và 5 câu đánh giá cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của trường.
Như vậy có thể thấy mỗi trường tổ chức đánh giá theo mỗi kiểu khác nhau. Theo thông tin từ các trường chất lượng đánh giá các câu hỏi của HSSV là điều đáng bàn và do đó kết quả đánh giá này cũng chỉ là một kênh thông tin để các trường tham khảo. Một số vấn đề bất cập trong việc trả lời các câu hỏi của HSSV là:
- Chỉ trả lời một đáp án cho tất cả các câu với một trong hai thái cực là rất đồng ý hoặc rất không đồng ý.
- Không hiểu hoàn toàn hàm ý của các câu hỏi do một số câu hỏi mơ hồ hoặc khó định lượng.
- HSSV đánh giá không công bằng, thầy nào nghiêm khắc sẽ bị trò ghét và đánh giá thấp…
Chính vì lí do đó, nên rất cần có nghiên cứu kỹ hơn về các yếu tố tác động đến việc lấy ý kiến HSSV nói chung đối với HĐGD ở trường học.
Vấn đề lấy ý kiến của người học đối với HĐGD của giáo viên đã được một số đề tài nghiên cứu trước đây và đặc biệt được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm từ 2010 đến nay, bao gồm cả các đề tài mang phạm vi nghiên cứu rộng trên phạm vi quốc gia, hay một số đề tài nghiên cứu ở phạm vi trường, bao gồm:
- Nguyễn Kim Dung (1999) Khảo sát khả năng có thể sử dụng YKPH của sinh viên trong trường ĐHSP TP.HCM. Bài báo khoa học, đề cập đến việc sử dụng YKPH của HSSV để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học trong trường học.
- Hoàng Trọng Dũng(2008) Nghiên cứu về tác động của việc lấy YKPH từ
HSSV tới HĐGD của GV tại trường Đại học Dân Lập Văn Lang. Luận văn thạc
sỹ, đề cập đến các tác động của việc lấy YKPH từ HSSV tới HĐGD của GV. - Lê Văn Hảo (2004) Vấn đề lấy ý kiến sinh viên về công tác giảng dạy. Tạp chí Giáo dục (số 102) cũng đề cập đến việc tổ chức lấy ý kiến sinh viên về HĐGD của giáo viên, các vần đề cần lưu ý khi tổ chức, triển khai…
Nguyễn Thanh Tùng (2012) Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên – Huế. Luận
văn thạc sỹ, đề cập đến các tác động của việc lấy YKPH từ HSSV tới HĐGD của giảng viên.
- Phạm Thị Phương Uyên (2013) Sinh viên đánh giá giáo viên – Đôi điều cần bàn,
Bài báo khoa học, đề cập đến thực trạng về việc tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giáo viên; Các phương pháp tổ chức và cách thức tổ chức.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Nghiên cứu của các tác giả đi trước giúp cho tác giả luận văn nhìn nhận được góc độ tiếp cận và các kinh nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra cho mình là cần nghiên cứu những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Từ đó, tác giả có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn và trong các trường đại học cao đẳng và trung học ở Việt Nam.
CHƢƠNG II
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
2.1.1. Đặc điểm cơ bản về Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
a) Quá trình hình thành và phát triển
Trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài gòn, Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề Quận 8 thành Trường Trung học nghề Quận 8, sau đó thay đổi danh xưng thành trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn và cuối cùng là Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.
Trường Trung cấp kỹ thuật & nghiệp vụ Nam Sài Gòn luôn đề cao vai trò và tầm quan trọng của việc lấy ký kiến của HSSV đối với HĐGD của giáo viên. Từ năm 2009, Trường Trung cấp kỹ thuật & nghiệp vụ Nam Sài Gòn xây dựng, ban hành quy trình lấy ý kiến HSSV chuẩn bị tốt nghiệp và triển khai công tác lấy ý kiến của HSSV đối với HĐGD của giáo viên định kỳ một năm hai lần.
2.1.2. Đặc điểm cơ bản về HĐGD ở Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
HĐGD của Trường Trung cấp kỹ thuật & nghiệp vụ Nam Sài Gòn được thực hiện theo qui chế hoạt động bằng văn bản pháp qui của BGD&ĐT và chương trình đào tạo của trường.
Kể từ khi thành lập đến nay, HĐGD ở Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn luôn tuân thủ tốt các qui định về dạy và học, cũng như các qui định mà BGD&ĐT qui định. Nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, Trường luôn “Có kế hoạch và phương pháp đánh giá chất lượng giảng dạy, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy để thực hiện các chính sách cho giáo viên” –(Điều 8, mục 6 của Quyết
định số 67/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007), thông qua việc định kỳ lấy ý kiến HSSV về HĐGD của giáo viên định kỳ hàng năm.
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn xem tất cả các nguồn lực quản lý đào tạo của trường là “đầu vào” và đầu ra là chất lượng đào tạo mà người học (HSSV) nhận được. Việc kiểm soát đào tạo (HĐGD) được thực hiện theo qui trình chuẩn và được báo cáo đánh giá theo qui chế quản lý chặt chẽ bởi Phòng Thanh tra – Pháp chế - Đảm bảo chất lượng, với hệ thống các qui trình kiểm soát việc dạy học:
Qui trình điều chỉnh kế hoạch đào tạo
Qui trình lấy ý kiến của HSSV chuẩn bị tốt nghiệp về khóa học Qui trình kiểm tra công tác phòng học
Qui trình kiểm tra về công tác kiểm tra hồ sơ giáo viên Qui trình kiểm tra công tác giảng dạy và công tác thi học kỳ Qui trình đánh giá giờ giảng trên lớp
Ngoài ra, Trường Trung CấpKỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn cũng xây dựng qui chế quản lý học tập của HSSV bằng việc ban hành cơ chế mối liên hệ giữa Nhà trường và cha mẹ HSSV. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý học tập của HSSV, đồng thời giải quyết nhanh nhất các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ nhà trường – HSSV,